Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài – Thông tin mới

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Đây là hình thức mà tổ chức đó thực hiện việc kinh doanh trong nước, nhận vốn đầu tư từ doanh nghiệp quốc gia khác. Trong đó, tổ chức này cần tuân thủ điều kiện, đáp ứng loại hình kinh tế theo quy định của Pháp luật. Trong bài viết, luatdaibang.com sẽ chia sẻ đến bạn thông tin liên quan cần biết.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là gì?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa chi tiết dựa vào Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Khái niệm này được hiểu nhằm chỉ những tổ chức hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc tổ chức thành lập dựa trên quy định Pháp luật của quốc gia hoạt động và tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, các tổ chức này có thể là công ty, doanh nghiệp hoặc còn được biết đến với tên gọi khác là doanh nghiệp FDI.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài định nghĩa theo Điều 3 Luật Đầu tư 2020
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài định nghĩa theo Điều 3 Luật Đầu tư 2020

Hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế sở hữu vốn đầu tư nước ngoài

Đối với hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài được cập nhật chi tiết tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020. Theo đó sẽ có 5 nhóm tổ chức sau:

Hình thức tổ chức kinh tế mới

Doanh nghiệp, công ty sở hữu vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam theo hình thức tổ chức kinh tế mới theo quy định sau:

  • Đơn vị tổ chức thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường.
  • Cần có dự án đầu tư cụ thể và thực hiện thủ tục xin giấy cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty.
  • Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài và thành lập tại Việt Nam, sở hữu giấy phép kinh doanh khi có dự án mới có xin giấy đầu tư mà không cần thành lập tổ chức kinh tế mới.

Loại hình góp vốn, mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp

Có nhiều cách mua lại cổ phần hoặc vốn, góp vốn
Có nhiều cách mua lại cổ phần hoặc vốn, góp vốn

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được chấp thuận dưới hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, mua lại phần vốn góp qua cách sau:

  • Mua lại cổ phần được phát hành đầu tiên hoặc phát hành thêm từ công ty cổ phần.
  • Thực hiện góp vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
  • Lựa chọn góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên.

Những cách đã liệt kê trên, tổ chức kinh tế có thể tham gia góp vốn, mua lại cổ phần, mua lại phần vốn như sau:

  • Tiến hành mua cổ phần trực tiếp từ công ty hoặc cổ đông.
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn của thành viên công ty hợp danh.
  • Mua lại cổ phần của cá nhân khác không thuộc các trường hợp trên.

Hình thức đầu tư qua hợp đồng BCC

Nằm trong số những loại hình hợp tác kinh tế phát triển trong thời gian qua, hợp đồng BCC là cách tổ chức kinh tế có vốn từ cá nhân, tổ chức hoạt động tại Việt Nam.

  • Trong nội dung của hợp đồng BCC được ký kết giữa doanh nghiệp nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Sau đó, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dựa vào Điều 38 Luật Đầu tư.
  • Các bên có mặt trong hợp đồng BCC tiến hành điều phối, lên kế hoạch và thuê trụ sở thực hiện dự án.

Điều kiện tổ chức của tổ chức kinh tế mang vốn nước ngoài

Trong quá trình hoạt động tại thị trường Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn nhà nước cần hiểu rõ một số điều kiện quan trọng sau.

Điều kiện về tỷ lệ vốn điều lệ doanh nghiệp sở hữu

Đối với tổ chức kinh tế sở hữu vốn đầu tư nước ngoài có hình thức hoạt động hình tổ chức kinh tế mới, hợp đồng BCC hoặc hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp từ công ty khác tại Việt Nam sẽ thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài năm trên 50% vốn điều lệ, hoặc với công ty hợp danh thì đa số thành viên là cá nhân nước ngoài.
  • Trường hợp 2: Sở hữu dạng tổ chức kinh tế trong trường hợp 1 với vốn điều lệ 50%.
  • Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế tại trường hợp 1 sở hữu 50% vốn điều lệ theo quy định.
Điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quan trọng 
Điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quan trọng

Đối với ngành nghề, điều kiện tiếp cận thị trường

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng quy định tiếp cận thị trường theo quy định chung. Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam trừ trường hợp quá trình đăng ký kinh doanh ngành nghề chưa tiếp cận với thị trường hoặc lĩnh vực tiếp cận có điều kiện.

Trong đó, điều kiện tiếp cận thị trường có các danh mục sau:

  • Phạm vi hoạt động.
  • Hình thức đầu tư.
  • Năng lực của nhà đầu tư
  • Đối tác tham gia đầu tư.
  • Mức tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư.

Về an ninh quốc phòng và điều kiện sử dụng đất, mặt bằng

Ngoài những điều kiện trên, doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nhà nước cần đảm bảo về an ninh quốc phòng, điều kiện sử dụng đất hoặc mặt bằng dưới đây.

  • Bảo đảm an toàn trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
  • Luôn tuân thủ quy định Pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng đất tại khu vực biển đảo, xã, phường, thị trấn tại khu vực biên giới. Ngoài ra đối với vị trí có tầm ảnh hưởng trong an ninh quốc phòng, chỉ trừ những trường hợp được duyệt doanh nghiệp được phê duyệt hoạt động tại khu kinh tế, khu công nghiệp,..
Nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo điều kiện về an ninh quốc phòng
Nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo điều kiện về an ninh quốc phòng

Vướng mắc về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư tại nước ngoài

Ngoài những thông tin trên về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, để hiểu rõ hơn về nội dung này bạn hãy cùng xem qua một số câu hỏi sau:

Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài mua cổ phần, vốn góp theo hình thức nào?

Khi chọn đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức mua cổ phần, vốn góp nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn một trong các cách sau:

  • Chọn mua trực tiếp cổ phần của công ty hoặc bất kỳ thành viên cổ đông nào.
  • Mua lại một phần hoặc tất cả vốn của thành viên công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty hợp danh.
  • Mua lại cổ phần, vốn góp của hình thức kinh tế khác ngoài những trường hợp trên.

Tổ chức kinh tế nước ngoài khi thành lập kinh doanh có cần xin giấy phép không?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam cần xin giấy phép đầu tư theo quy định. Theo đó, quá trình xin cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được thực hiện trước khi tiến hành thành lập công ty, doanh nghiệp hoạt động chính thức.

Hình thức góp vốn tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài?

Đối với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài muốn góp vốn đầu tư tại Việt Nam có thể áp dụng một trong các hình thức sau:

  • Lựa chọn mua cổ phiếu được phát hành lần đầu tiên/cổ phần phát hành thêm từ công ty.
  • Góp vốn tại công ty hợp danh hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Chọn góp vốn vào một số tổ chức khác không thuộc 2 hình thức đã nêu trên.
Có nhiều hình thức góp vốn đầu tư kinh tế tại Việt Nam 
Có nhiều hình thức góp vốn đầu tư kinh tế tại Việt Nam

Trường hợp cấp lại giấy phép kinh doanh của tổ chức kinh tế?

Đối với quá trình xin cấp lại giấy phép kinh doanh của tổ chức kinh tế sẽ xảy ra trong trường hợp sau:

  • Hoạt động mua bán, kinh doanh hàng hóa trực tiếp đã hết hạn.
  • Tổ chức kinh tế nước ngoài yêu cầu cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 2 năm sau khi bị thu hồi lại Giấy phép kinh doanh.

Luật Đại Bàng tự hào cung cấp dịch vụ Tư vấn đầu tư nước ngoài trọn gói, với cam kết mang đến cho bạn sự hỗ trợ toàn diện và chuyên nghiệp nhất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về luật pháp và quy định đầu tư, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn từ khâu lập hồ sơ, xin cấp phép, đến giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ miễn phí.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm những loại hình hoạt động nào, cùng nội dung liên quan đã được luatdaibang.com cập nhật chi tiết trong bài viết trên. Qua đây doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nội dung liên quan và giải đáp các thắc mắc liên quan. Ngoài ra, chúng tôi hiện cung cấp dịch vụ pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *