Tìm Hiểu Quyền Thừa Kế Tài Sản Không Có Di Chúc Tại Việt Nam

Quyền thừa kế tài sản không có di chúc sẽ được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành của Việt Nam? Trong cuộc sống không hiếm gặp trường hợp này và nhiều người dân không biết thủ tục pháp lý để thừa kế di sản không di chúc. Chính vì vậy, ngay sau đây luatdaibang.com sẽ chia sẻ chi tiết đến độc giả về luật thừa kế tài sản không di chúc và quy trình thừa kế hợp pháp.

Quyền thừa kế tài sản không có di chúc có nghĩa là gì?

Quyền thừa kế tài sản không có di chúc là việc phân chia tài sản của người qua đời cho những người thân của họ trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ. Khi không có di chúc, tất cả tài sản của người đã mất sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam có tất cả 4 trường hợp thừa kế theo sự phân chia của pháp luật:

  • Người đã mất không để lại di chúc thừa kế di sản.
  • Di chúc thừa kế di sản không hợp pháp hoặc không có hiệu lực trên mặt pháp lý.
  • Những người có quyền hưởng di sản theo di chúc đã qua đời trước hoặc cùng một thời điểm với người lập di chúc.
  • Người có quyền thừa kế theo di chúc nhưng từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền thừa kế.
Quyền thừa kế tài sản không có di chúc là điều luật quan trọng
Quyền thừa kế tài sản không có di chúc là điều luật quan trọng

Những ai có quyền thừa kế tài sản không có di chúc

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng về những đối tượng có quyền thừa kế di sản của người đã mất trong trường hợp không có di chúc như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

“1. Những người có quyền thừa kế tài sản không có di chúc theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  4. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  5. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã qua đời, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
3 hàng đối tượng có quyền thừa kế di sản không di chúc
3 hàng đối tượng có quyền thừa kế di sản không di chúc

Hồ sơ cần chuẩn bị để thừa kế tài sản không có di chúc

Căn cứ theo quy định của pháp luật về luật thừa kế tài sản không có di chúc, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế khi không có di chúc sẽ bao gồm 5 phần giấy tờ cụ thể như sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu ban hành ở tại thời điểm người thừa kế lập hồ sơ.
  • Giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân hoặc giấy chứng tử của người đã mất để lại.
  • Đối với người có quyền thừa kế tài sản không có di chúc cần chứng minh mối quan hệ của mình với người để lại tài sản. Thế nên, người dân cần cung cấp các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, căn cước công dân hay chứng minh nhân dân, bản án hoặc quyết định của Toà án về việc công nhận mối quan hệ thân nhân giữa người để lại di sản và người thừa kế…
  • Những giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng), sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận cổ phần, giấy đăng ký xe, …
Bộ hồ sơ khai nhận di sản cần đủ 4 phần
Bộ hồ sơ khai nhận di sản cần đủ 4 phần

Quy trình thừa kế tài sản không có di chúc hợp pháp

Khi một người qua đời nhưng không để lại di chúc thừa kế khiến việc phân chia tài sản trở nên phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, người dân cần tuân thủ đúng quy trình trong quyền thừa kế tài sản không có di chúc. Ngay sau đâu là chia sẻ chi tiết quy trình 6 bước từ xác định di sản đến phân chia tài sản.

Bước 1: Xác định tài sản thừa kế

Khi người đã qua đời không để lại bất cứ di chúc nào về việc phân chia di sản, bước đầu tiên chính là xác định toàn bộ tài sản của người đó. Tất cả những tài sản từ bất động sản, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, tài sản cố định đến những tài sản khác đều được kê khai chi tiết.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng về thời điểm mở thừa kế di sản của người mất. Cụ thể như sau: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự”

Bước 2: Xác định hàng và đối tượng được quyền thừa kế tài sản không có di chúc

Sau đó sẽ tiến hành xác định đối tượng thừa kế dựa vào Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như đã nhắc đến ở phần trên, căn cứ theo quy định của pháp luật có tất cả 3 hàng thừa kế hợp pháp. Những người ở hàng thừa trên sẽ được ưu tiên phân chia tài sản. Tất cả các đối tượng cùng hàng thừa kế sẽ được chia tài sản bằng nhau.

Trường hợp, tất cả các người thân ở hàng thừa kế trên đã qua đời hoặc bị tước bỏ quyền thừa kế tài sản không có di chúc sẽ tiếp tục xem xét hàng sau. Cứ như vậy tiếp diễn việc xác định đối tượng thừa kế di sản cho đến hàng cuối cùng.

Các đối tượng thừa kế di sản không chúc xác định theo pháp luật
Các đối tượng thừa kế di sản không chúc xác định theo pháp luật

Bước 3: Thủ tục về khai nhận di sản thừa kế

Khi đã xác định được hàng thừa kế, cá nhân hoặc những người có quyền thừa kế tài sản không có di chúc sẽ tiến hành lập hồ sơ nhận di sản tại cơ quan thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng. Trong biên bản khai nhận di sản cần có đầy đủ chữ ký của các đồng thừa kế.

Cơ quan chức năng hoặc văn phòng công chứng sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính chân thật cũng như bộ hồ sơ có đầy đủ giấy tờ hay không. Nếu hồ sơ có sai sót thông tin hoặc thiếu bất cứ tài liệu nào, nhân viên sẽ yêu cầu người dân bổ sung thêm.

Bước 4: Thông báo khai nhận di sản thừa kế

Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế, văn phòng công chứng hoặc cơ quan chức năng nhà nước sẽ thông báo việc nhận di sản trong vòng 30 ngày. Văn bản bao gồm họ tên của bên có quyền thừa kế tài sản không có di chúc và bên để lại di sản, thông tin tài sản thừa kế… sẽ được công khai niêm yết.

Trong thời gian thông báo, nếu xảy ra bất cứ tranh chấp nào về di sản thừa kế giữa các bên liên quan sẽ không thể chuyển sang bước tiếp theo. Lúc này, các bên liên quan đến quyền thừa kế tài sản không có di chúc có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.

Bước 5: Phân chia tài sản thừa kế

Kết thúc thời gian thông báo mà không có bất cứ tranh chấp nào xảy ra, tài sản thừa kế sẽ được phân chia cho tất cả các người có quyền thừa kế tài sản không có di chúc theo quy định của pháp luật. Việc phân chia tài sản này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, công bằng và đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.

Việc phân chia tài sản thừa kế không di chúc đảm bảo công bằng
Việc phân chia tài sản thừa kế không di chúc đảm bảo công bằng

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng quyền thừa kế tài sản không có di chúc

Cuối cùng, những tài sản thừa kế sẽ được chuyển nhượng lần lượt sang tên các đối tượng có quyền thừa kế tài sản không có di chúc tại cơ quản chức năng có thẩm quyền như văn phòng đăng ký đất đai, tổ chức tài chính, ngân hàng…

Mỗi loại tài sản sẽ có quy trình chuyển nhượng khác nhau. Người dân cần tìm hiểu chi tiết về các loại giấy tờ, hồ sơ cũng như các bước cụ thể trong quy trình để đảm bảo quyền lợi của mình. Đồng thời, việc tìm hiểu kỹ lưỡng cũng giúp bạn tránh khỏi những tranh chấp không mong muốn.

Nếu bạn đang cần hỗ trợ về Di chúc thừa kế, hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng! Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay hôm nay.

Kết luận

Bài viết trên của luatdaibang.com đã chia sẽ thông tin quyền thừa kế tài sản không có di chúc là một phần quan trọng trong luật thừa kế. Việc hiểu rõ về các quy định về thừa kế trong pháp luật không chỉ giúp cho bạn bảo vệ quyền lợi của mình mà còn tránh được những tranh chấp không đáng có. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với luatdaibang.com để được các chuyên gia tư vấn chi tiết và chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *