Tra Cứu Nhãn Hiệu Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Dễ, Chính Xác Nhất

Tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ là một khâu quan trọng trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu để tránh việc nộp đơn xin bảo hộ bị từ chối. Dưới đây, luatdaibang.com sẽ hướng dẫn 2 cách dễ thực hiện và có độ chính xác cao nhất.

3 lý do cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký sở hữu

Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký sở hữu trí tuệ là việc làm quan trọng mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng đều cần thực hiện. Bởi vì: 

Tránh bị trùng nhãn hiệu

Khi tra cứu, có thể giúp chúng ta xác định được nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký đã được sử dụng chưa hay có nhãn hiệu nào tương tự, dễ nhầm lẫn không. Từ đó đưa ra giải pháp hợp lý để khắc phục tránh những ảnh hưởng không đáng có sau này. 

Sự cần thiết của việc tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ
Sự cần thiết của việc tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ

Tránh mất thời gian, chi phí

Hàng năm có khoảng hơn 30.000 đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục sở hữu trí tuệ. Do đó, những người nộp sau cần tra cứu để tranh nhãn hiệu bị trùng, tương tự để không bị mất thời gian chờ đợi mà hồ sơ lại bị trả về. 

Trong khoảng thời gian đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể sáng tạo ra nhãn hiệu mới không bị trùng và gửi nộp hồ sơ. Như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả, khả năng đơn đăng ký được xử lý, phê duyệt sớm nhất. 

Kiểm tra lại tính chính xác

Sau khi đăng ký, các cá nhân và doanh nghiệp kiểm tra lại thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp có chính xác với thông tin của Cục sở hữu trí tuệ không. Nếu phát hiện sai sót thì có thể nhanh chóng điều chỉnh lại. 

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ nhanh và chính xác nhất

Hiện tại, việc tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn qua các cổng trực tuyến. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đều có thể tra cứu hoàn toàn miễn phí. 

Tra cứu trực tuyến cơ bản

Viêc tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ tại nước ta có thể hiện hiện trực tuyến thông qua thư viện số về sở hữu trí tuệ trên nền tảng WIPO Publish. Theo đó, cá nhân, doanh nghiệp khi cần tra cứu hãy làm theo quy trình sau: 

  • Bước 1: Cá nhân hoặc doanh nghiệp truy cập vào website Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đường link sau: https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/home?1. 
  • Bước 2: Khi xuất hiện cửa sổ với biểu mẫu điền thông tin hiện ra thì cá nhân, doanh nghiệp các điền các thông tin theo yêu cầu. Trên màn hình hiển thị các trường để bạn lựa chọn như nhãn hiệu tìm kiếm, nhóm SP/DV, phân loại hình,…Bạn chỉ cần tích vào ô tương ứng với thương hiệu của mình. 
  • Bước 3: Cá nhân, doanh nghiệp điền thông tin chi tiết của nhãn hiệu dựa trên nhu cầu tra cứu: 
Quy trình tra cứu trực tuyến trên nền tảng WIPO Publish
Quy trình tra cứu trực tuyến trên nền tảng WIPO Publish

Trường hợp cần tìm tên nhãn hiệu đã được đăng ký sở hữu trí tuệ trước đó thì cần nhập đầy đủ thông tin vào các ô bên cạnh các trường sau đây:

  • Nhãn hiệu tìm kiếm
  • Đại diện SHTT
  • Người nộp đơn

Trường hợp kiểm tra tên nhãn hiệu chuẩn bị gửi đơn có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký hay không thì nhập thông tin vào ô bên cạnh các trường sau đây:

  • Nhãn hiệu tìm kiếm
  • Nhóm SP/DV

Bước 4: Sau khi nhập đầy đủ thông tin cần thiết, bạn nhấn “Tìm kiếm” và chờ đợi kết quả của hệ thống. 

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ trực tuyến
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu sở hữu trí tuệ trực tuyến

Tra cứu dịch vụ

Quy trình tra cứu trên có thể gây khó khăn cho một số cá nhân hoặc không chính xác khi các trường thông tin bị điền thiếu. Khi đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ tra cứu nâng cao thông quan chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

Để tiến hành tra cứu, cá nhân, doanh nghiệp cần ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ để làm việc với một chuyên viên. Lúc này, tổ chức sẽ gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên và họ sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ nước ta. 

Cách này cho kết quả có độ chính xác lên đến 90% nhờ đó mà tránh được các sai sót. Tuy nhiên, hình thức này sẽ mất phí và mất thời gian làm hồ sơ, chờ đợi có kết quả. 

Hình thức tra cứu nâng cao chính xác đến 90%
Hình thức tra cứu nâng cao chính xác đến 90%

Cách xử lý khi nhãn hiệu bị đăng ký sở hữu trí tuệ trước

Khi tra cứu sở hữu trí tuệ không thể tránh khỏi tình trạng nhãn hiệu bị trùng hoặc đã được đăng ký trước đó. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cá nhân và doanh nghiệp. Để xử lý vấn đề này, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tại Điều 91 về quyền ưu tiên như sau: 

Nguyên tắc ưu tiên

  • Người, đơn vị, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Quyền sẽ được cấp dựa trên đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ với cùng một đối tượng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Lá đơn đầu tiên đã được nộp tại cơ quan chuyên trách tại Việt Nam.m
    • Trong đơn cá nhân, doanh nghiệp đã nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên. Đi kèm còn có nộp bản sao của đơn đầu tiên đã được xác nhận bởi cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
    • Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.
  • Trong một đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, hoặc kiểu dáng công nghiệp thì  người nộp đơn, doanh nghiệp có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Điều kiện thực hiện khi có nhiều đơn khác nhau đều được nộp sớm hơn. Ngoài ra cũng người nộp cũng phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn.
  • Đơn đăng ký về sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên sẽ nhận ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên”.
Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu
Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Cách xử lý

Khi bị trùng như vậy, các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó sẽ phải xử lý theo từng trường hợp cụ thể dựa trên nguyên tắc sau: 

Đối với nhãn hiệu chưa được bảo hộ: Cá nhân, tổ chức đăng ký có quyền nộp đơn yêu cầu phản đối cấp văn bằng cửa người đã nộp đơn trước. Khi đó, chủ đơn phải cung cấp được thông tin, văn bản chứng minh các vấn đề như: 

  • Thời gian đã sử dụng nhãn hiệu liên tục. 
  • Số lượng người biết đến và thừa nhận nhãn hiệu (có thể làm khảo sát để thu thập thông tin). 
  • Các tài liệu, hóa đơn chứng minh chi phí quảng cáo, truyền thông, doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu đó. 

Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ thì cá nhân, tổ chức có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau: 

  • Yêu cầu chấm dứt hiệu lực: Việc bảo hộ có thể chấm dứt khi “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng“. 
  • Đàm phán mua lại: Người sử dụng có thể thỏa thuận với chủ sở hữu (chủ đơn đăng ký) nhãn hiệu để thực hiện chuyển nhượng đơn đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ. 
  • Thay đổi nhãn hiệu: Nếu không thể thỏa thuận mua lại hoặc không đủ căn cứ yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì cá nhân, doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành thiết kế lại nhãn hiệu hoặc thay đổi một số chi tiết. 

Luật Đại Bàng tự hào mang đến dịch vụ Đăng Ký Bản Quyền Thương Hiệu với sự uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu trong quá trình phát triển doanh nghiệp, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp pháp lý tối ưu nhất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, quy trình làm việc minh bạch, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn từ bước đầu đến khi hoàn tất đăng ký. Khám phá ngay dịch vụ của Luật Đại Bàng để nhận được sự tư vấn chi tiết và bắt đầu bảo vệ thương hiệu của bạn ngay hôm nay!

Lời kết

Tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ đã trở nên dễ dàng hơn nhờ cổng tra cứu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cá nhân, doanh nghiệp vẫn nên cẩn thận để tránh bỏ sót dẫn đến bị hủy hồ sơ đăng ký. Nếu cầu hỗ trợ tra cứu nâng cao hoặc các thông tin liên quan đến nhãn hiệu thì khách hàng có thể liên hệ đến luatdaibang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *