Mức Án Phí Tranh Chấp Đất Đai Cập Nhật Chi Tiết Mới Nhất

Án phí tranh chấp đất đai có vai trò quan trọng thể hiện nghĩa vụ trong quá trình đưa ra yêu cầu xử lý tranh chấp chi tiết. Vậy chi tiết cách tính án phí tranh chấp trong đất đai như thế nào? Ai sẽ là người trả mức án phí này? Cùng luatdaibang.com tìm hiểu nội dung chia tiết qua bài viết sau. 

Mức án phí tranh chấp đất đai hiện nay là bao nhiêu? 

Án phí được biết đến là nghĩa vụ mà cá nhân cần thực hiện, khi yêu cầu tòa án xử lý bất cứ vụ việc liên quan đến đất đai. Đối với chi phí cụ thể sẽ tùy thuộc vào mức án chi tiết cùng các đợt phúc thẩm tại tòa. 

Cơ sở chi tiết xác định án phí tranh chấp đất 

Cơ sở chi tiết xác định án phí tranh chấp đất 
Có hai cơ sở chính để xác định mức án phí tranh chấp đất

Dựa vào Khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí tranh chấp đất đai sẽ được xác định dựa vào yếu tố sau: 

  • Trong trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, sở hữu đất mà Tòa án không xem xét về giá trị. Thay vào đó chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp của ai, thì đương sự sẽ là người chịu án phí cho buổi sơ thẩm khi vụ án không thể hiện giá ngạch. 
  • Ngược lại trong tình huống vụ án liên quan đến quyền sở hữu đất, sở hữu tài sản mà Tòa án xác định được giá trị chi tiết. Lúc này, người tranh chấp hoặc có quyền sở hữu tài sản sẽ chịu án phí theo quy định. Trong đó phí án dân sự sơ thẩm sẽ dựa vào giá ngạch được xác định. 

Án phí tranh chấp đất tạm ứng do ai chi trả? 

Theo như quy định của nhà nước người nộp đơn sẽ trực tiếp chi trả án phí tranh chấp tạm ứng để Tòa án thụ lý vụ án. Đối với trường hợp được miễn phí thì không cần đóng. Trong khoảng thời gian 7 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo về tiền án phí, người khởi kiện cần thực hiện nghĩa vụ để Tòa án thực hiện quy trình thụ lý án. 

Án phí tranh chấp đất đai do bên nào chịu trách nhiệm? 

Án phí tranh chấp đất đai do bên nào chịu trách nhiệm? 
Dựa vào mỗi tình huống khác nhau người chịu án phí sẽ có sự khác biệt

Dựa vào nội dung Điều 147 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí tranh chấp đất đai sẽ chịu trách nhiệm bởi các chủ thể như: 

  • Người khởi kiện hoặc nguyên đơn cần chịu trách nhiệm chi trả phí án tranh chấp đất đai khi yêu cầu không được tòa án chấp nhận. Chỉ ngoại trừ trường hợp được miễn phí hoặc không phải chịu phí sơ thẩm. 
  • Bị đơn hay được hiểu là phía bị kiện cần chịu án phí nếu như yêu cầu của bên khởi kiện được tòa án chấp thuận. 
  • Các bên đương sự thực hiện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp hòa giải trong phiên tòa, đồng nghĩa mỗi bên cần chịu 50% mức án phí. Ngay cả đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch dựa trên Khoản 1 và 2 Điều 147 Luật Tố tụng dân sự.
  • Trong trường hợp vụ án có người không phải chịu phí phúc thẩm hoặc miễn phí thì bên đương sự còn lại sẽ phải nộp khoản phí này theo quy định. 
  • Nếu tình huống vụ án đã đình chỉ và được tiếp tục tiếp nhận xử lý thì án phí tranh chấp đất đai sẽ cần thực hiện theo quy định của Nhà nước. 
  • Nếu tiến hành kháng cáo, thì đương sự thực hiện yêu cầu kháng cáo sẽ là người chịu trách nhiệm về khoản phí trong trường hợp kết quả phúc thẩm giữ nguyên. 
  • Trong tình huống bản án hoặc quyết định cuối cùng của tòa có sự sửa đổi sau khi tiến hành kháng cáo, thì bên kháng cáo sẽ không cần chịu mức phí. Lúc này, Tòa án sẽ quyết định trách nhiệm án phí dựa trên Điều 147 Bộ Luật Tố tụng dân sự.

Chi tiết cách tính án phí trong tranh chấp đất đai

Sau khi đã tìm hiểu các thông tin cơ bản về lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai, để tìm ra mức phí chi tiết cần áp dụng cách tính dựa vào Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 sau: 

Chi tiết cách tính án phí trong tranh chấp đất đai
Cách tính án phí chi tiết tùy vào trường hợp
  • Nếu tòa án không xét trên giá trị của tài sản tranh chấp, thì chỉ dựa vào quyền sử dụng đất chi tiết của ai thì mức án phí cần đóng là 300.000 VND. 
  • Trong trường hợp tòa án xem xét quyền sử dụng đất thì đương sự cần chịu án phí dựa trên giá ngạch so với giá trị mình được hưởng. 
Giá trị tài sản hưởng Đối với giá trị án phí 
6.000.000 VND trở xuống  300.000 VND
6.000.000 VND – dưới 400.000.000 VND 5% giá trị tranh chấp
400.000.000 VND – 800.000.000 VND 20.000.000 VND và 4% giá trị tranh chấp không quá 400.000.000 VND
800.000.000 VND- 2.000.000.000 VND 36.000.000 VND và 3% giá trị tranh chấp không quá 800.000.000 VND. 
2.000.000.000 VND – 4.000.000.000 VND 72.000.000 VND và 2% giá trị tranh chấp không quá 2.000.000.000 VND. 
Trên 4.000.000.000 VND 112.000.000 VND và 0,1% giá trị tranh chấp không quá 4.000.000.000 VND

Câu hỏi liên quan đến án phí tranh chấp trong đất đai 

Sau khi đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến án phí tranh chấp đất đai, để có quá trình hoàn thành nghĩa vụ về chi phí đối với tòa án khi thực hiện khiếu nại tốt nhất bạn cần hiểu rõ một số câu hỏi dưới đây. Cụ thể:

Giá quy đổi của tài sản dùng trong án phí? 

Giá quy đổi của tài sản dùng trong án phí? 
Giá quy đổi của tài sản dùng trong án phí tùy vào cơ sở chi tiết

Dựa vào Điều 8 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, quy định về giá tài sản mà cơ sở tạm thu án phí như sau: 

  • Mức giá sẽ do cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra quy định. 
  • Giá do doanh nghiệp thẩm định giá tài sản cung cấp. 
  • Giá xuất hiện trên tài liệu gửi kèm trong vụ án.
  • Giá thị trường thời điểm và địa điểm xác định tài sản. 
  • Đối với trường hợp không thể xác định giá trị tài sản tranh chấp, tòa án sẽ gửi yêu cầu đến đơn vị liên quan để xác định mức giá tài sản chi tiết. 
  • Nếu tình huống các cơ quan đã xác định được giá trị và tính tiền tạm ứng thì không cần dựa vào cơ sở trên. 

Vụ án dân sự có giá ngạch và không có giá ngạch hiểu như thế nào? 

Dựa vào thông tin 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, vụ án dân sự có giá ngạch và không có giá ngạch được hiểu như sau: 

  • Án phí sơ thẩm đối với vụ án không có giá ngạch.
  • Án phí trong vụ án dân sự sơ thẩm trong án có giá ngạch.
  • Án phí dân sự phúc thẩm. 

Trong trường hợp vụ án không có giá ngạch được hiểu là vụ án mà yêu cầu từ phía đương sự không phải là một khoản tiền hay một số tiền cụ thể. 

Còn đối với vụ án có giá ngạch sẽ được hiểu là vụ án đương sự yêu cầu về một số tiền, hoặc tài sản giá trị có thể xác định bằng tiền. 

Không nộp án phí Tòa có thụ lý án hay không? 

Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án chỉ chấp nhận thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Trong trường hợp đương sự được miễn khoản chi phí này thì ngay lập tức thẩm phán sẽ thụ lý vụ việc theo quy định. Do đó, người khởi kiện bắt buộc cần phải nộp án phí mới có thể tiến hành thụ lý vụ việc. 

Trường hợp miễn án phí trong tranh chấp đất đai?

Trường hợp miễn án phí trong tranh chấp đất đai?
Một số trường hợp được miễn án phí khi tranh chấp đất đai

Đối với nội dung án phí sẽ có một số trường hợp được miễn hoàn toàn như sau: 

  • Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. 
  • Người khởi kiện là trẻ em, người già, hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng. 
  • Đối với người khởi kiện là đồng bào dân tộc khó khăn về kinh tế. 

Đừng bỏ lỡ dịch vụ Tư Vấn Luật Đất Đai chuyên nghiệp từ Luật Đại Bàng! Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự tư vấn pháp lý chất lượng và đáng tin cậy nhất về mọi vấn đề liên quan đến đất đai. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn trong mọi thách thức pháp lý. Hãy tham khảo ngay dịch vụ của chúng tôi!

Án phí tranh chấp đất đai cần thiết và thể hiện nghĩa vụ trong quá trình yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần giải đáp nào về quá trình tranh chấp, án phí  liên quan đến trường hợp của mình bạn hãy liên hệ luatdaibang.com ngay hôm nay để được tư vấn, giải đáp sớm nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *