Tra cứu sở hữu trí tuệ là việc mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện để tránh việc trùng lặp khi đăng ký sở hữu trí tuệ. Có nhiều thông tin cần được tra cứu như nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế. Những quy trình nhìn chung đề tương tự nhau và được luatdaibang.com hướng dẫn ở dưới đây.
Tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ và các đối tượng
Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
Trong đó:
- Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức với tác phẩm mà mình tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, thu hình, chương trình, tín hiệu vệ sinh có chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cá nội dung gồm bằng sáng chế đó, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình, tổ chức sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, giá nhân, đơn vị với giống cây trồng mới do mình tạo ra, phát hiện và phát triển hoặc được hưởng từ quyền sở hữu.
Tại sao cần tra cứu tính sở hữu trí tuệ trước khi thực hiện đăng ký?
Tra cứu sở hữu trí tuệ là việc làm cần thiết trước khi cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ vì:
Tránh bị trùng hoặc tương tự
Thông qua tra cứu, bạn có thể xác định được nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế mà mình đang muốn đăng ký đã được sử dụng chưa và có nhãn hiệu nào giống, dễ bị nhầm lẫn không. Nếu có thì cần tìm phương án xử lý hiệu quả, tránh những rắc rối sau này.
Tránh mất thời gian, công sức nộp hồ sơ
Hằng năm có hàng chục nghìn hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ và Cục sẽ cần nhiều thời gian để sàng lọc, phê duyệt. Nếu bị trùng thì hồ sơ sẽ bị gửi trả lại và cá nhân, tổ chức phải làm lại từ đầu. Việc này vừa thời gian cũng như chi phí, gây nhiều bất tiện. Do đó, mọi người nên tra cứu trước để không phải mất công chờ đợi.
Công cụ dùng tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Hiện tại các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu sở hữu trí tuệ trực tuyến thông quan nhiều công cụ khác nhau. Tại nước ta, mọi người có thể sử dụng “Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish” của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đây là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp được xây dựng bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Phần mềm sử dụng giao diện trang web có tính thẩm mỹ cao, đơn giản với tốc độ tra cứu nhanh, trả kết quả gần như tức thì.
Giao diện hệ thống có 2 chế độ là “tra cứu cơ bản” và “tra cứu nâng cao” để phù hợp với người dùng. Người dùng có thể các nhân hóa nội dung tìm kiếm thông qua điều chỉnh các trường. Cơ sở dữ liệu được sử dụng là các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được công bố và cập nhật 1 định kỳ 1 lần/tháng.
Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí và luôn mở để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Kết quả tra cứu có rất nhanh nhưng độ chính xác của công cụ chỉ có giới hạn, không đảm bảo 100%, nên chỉ mang tính chất tham khảo.
Những nhóm cần tra cứu tính sở hữu trí tuệ
Có 3 nhóm thông tin được bảo hộ và thường cần tra cứu sở hữu trí tuệ là sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu. Mỗi đối tượng được áp dụng các quy định bảo hộ riêng.
Sáng chế
Sáng chế được định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2025. Trong đó, quy định “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định tại Điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
“Điều 58 Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có tính mới;
- b) Có trình độ sáng tạo;
- c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có tính mới;
- b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Kiểu dáng
Kiểu dáng được định nghĩa tại Khoản 13 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trong đó quy định “kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”.
Và kiểu dáng chỉ được bảo hộ khi có tính mới, sáng tạo và áp dụng được kèo công nghiệp.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu được định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trong đó “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Theo đó, có một vài loại nhãn hiệu được quy định như sau:
- “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Hướng dẫn tra cứu sở hữu trí tuệ nhanh, chính xác nhất
Các cá nhân, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng và dễ dàng nhờ nền tảng WIPO Publish. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ các đơn vị để đặt dịch vụ.
Tra cứu trực tuyến
Tra cứu trực tuyến thông qua nền tảng WIPO Publish hoàn toàn miễn phí theo quy trình sau:
- Bước 1: Các cá nhân và tổ chức truy cập vào nền tảng thông qua đường link “https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/home?1”. Bạn sẽ thấy ngay ở trang chủ các tùy chọn tra cứu kiểu dáng, sáng chế, nhãn hiệu.
- Bước 2: Với mỗi loại sẽ có biểu mẫu điền thông tin và các tùy chọn như nhóm SP/DV, phân loại,…
- Bước 3: Để tra cứu được chính xác và đầy đủ hơn bạn điền đầy đủ thông tin vào các trường mở rộng bên dưới như tên, đại diện, người nộp, nhóm sản phẩm,…
- Bước 4: Bạn nhấn “tìm kiếm” và chờ hệ thống đối chiếu, đưa kết quả.
Dịch vụ tra cứu
Ngoài cách trên thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ tra cứu thông qua chuyên viên hoặc tổ chức chuyên nghiệp. Khi đó, cá nhân, doanh nghiệp cần cung cấp một bộ hồ sơ thông tin cần tra cứu và đối phương sẽ trực tiếp tra tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Cách này tuy mất phí nhưng đảm bảo được tính chính xác lên tới 90%. Thời gian chờ có thể lâu hơn nhưng hạn chế được tối đa sai sót nên có thể tránh được các vấn đề phát sinh về sau.
Khách hàng có thể tham khảo dịch vụ Đăng Ký Bản Quyền Thương Hiệu trọn gói của Luật Đại Bàng để bảo vệ tài sản trí tuệ một cách hiệu quả nhất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và quy trình làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp toàn diện từ khâu tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn tất đăng ký.
Tra cứu sở hữu trí tuệ là việc làm đơn giản nhưng vô cùng quan trọng với mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Công việc này có thể thực hiện nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí thông qua nền tảng WIPO Publish. Nếu muốn đảm bảo tính chính xác thì bạn có thể liên hệ luatdaibang.com để nhân tư vấn dịch vụ tra cứu.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam