Hàng thừa kế thứ nhất là một khái niệm quan trọng trong luật thừa kế. Những người thừa kế sẽ được quyền hưởng di sản của người đã mất theo đúng quy định của pháp luật. Khi đó, những người thừa kế sẽ được xếp thành ba hàng: Thứ nhất, thứ 2 và thứ 3. Chi tiết về hàng thừa kế này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây!
Quy định mới nhất về thừa kế theo pháp luật hiện hành
Dựa vào Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế là quá trình chuyển giao những tài sản, nghĩa vụ hoặc các quyền lợi liên quan của người đã mất cho các người thừa kế. Quá trình chuyển giao này sẽ được thực hiện dưới dưới hình thức tài sản và di sản.
Theo quy định của pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ là người đầu tiên được hưởng thừa kế sau khi người lập di chúc qua đời. Tiếp sau đó sẽ là các hàng thừa kế thứ 2, thứ 3 được phân chia tùy theo mối quan hệ của người nhận thừa kế với người đã mất.
Quy định di chúc thừa kế hợp pháp theo luật dân sự
Một di chúc thừa kế hợp pháp phải đảm bảo các quy định sau (Theo Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015):
+ Người lập di chúc cần đảm bảo trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc; không bị ép buộc, lừa dối hay đe dọa
+ Nội dung được ghi trong di chúc cần phải đúng với luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc đúng với những quy định mà pháp luật ban hành.
– Đối với trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi lập di chúc cần phải lập thành văn bản và được đồng ý bởi cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Nếu như người lập di chúc có vấn đề về thể chất hoặc người không biết chữ, di chúc phải được lập thành văn bản, có người làm chứng và có công chứng hoặc chứng thực.
– Nếu di chúc không có công chứng, chứng thực sẽ chỉ được coi là hợp pháp, nếu đáp ứng được những quy định tại khoản 1, Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015.
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu như người lập di chúc thể hiện ý chí trước mặt ít nhất hai người làm chứng và có người ghi chép lại. Ngay sau khi người đó thể hiện xong cuối cùng, người làm chứng sẽ ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, bản ghi chép lại di chúc miệng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện công chức, xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Trường hợp nào được thừa kế?
Các trường hợp được thừa kế được quy định rõ trong Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trường hợp 1
Các trường hợp được thừa kế theo pháp luật sẽ được quy định dưới đây:
- a) Không có di chúc: Người để lại di sản vẫn có đủ năng lực để thực hiện lập di chúc nhưng lại không thực hiện quyền lập di chúc, do đó không có di chúc. Khi đó, trường hợp này vẫn có thể thực hiện được.
- b) Di chúc không hợp pháp: Người để lại di sản có để lại di chúc, tuy nhiên di chúc đó không đáp ứng được các điều kiện về di chúc có hiệu lực do pháp luật quy định. Trường hợp này di chúc bị coi là vô hiệu , phần di sản người chết để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
- c) Nếu người thừa kế theo di chúc chết cùng hoặc trước thời điểm người lập di chúc qua đời; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ được coi mở thừa kế. Khi đó, di chúc sẽ không có hiệu lực và di sản được chia theo pháp luật. Nếu như trong những người thừa kế theo di chúc chỉ có 1 người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì di chúc thừa kế vẫn sẽ được coi là có hiệu lực. Chỉ phần di sản được quy định trong di chúc liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này vô hiệu, còn lại phần tài sản khác vẫn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
- d) Những người được chỉ định làm người thừa kế nhưng không được phép nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp 2
Các phần di sản dưới đây cũng sẽ được thừa kế theo quy định của pháp luật:
- Phần di sản có liên quan tới phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật, hoặc phần di sản không được định đoạt ở trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến cá nhân được thừa kế theo di chúc, tuy nhiên người này không có quyền hưởng di sản, từ chối hoặc qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc.
Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định gồm những ai?
Tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định rõ ràng về hàng thừa kế thứ nhất như sau:
“Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm các đối tượng sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết”
- Những người thừa kế có cùng hàng sẽ được quyền thừa kế tài sản như nhau.
- Nếu như không còn ai ở hàng thừa kế trước nhận được thừa kế do đã chết, không được phép nhận di sản, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thì mới đến lượt những người ỏ hàng thừa kế sau lên nhận thừa kế.”
Như vậy, theo quy định trên, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ gồm có:
Vợ chồng
Nếu là vợ hoặc chồng với người đã mất sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu như vợ hoặc chồng chết thì người còn sống sẽ được phép quản lý tài sản chung, trừ trường hợp di chúc có những quy định bổ sung khác. Nếu như có yêu cầu chia di tài sản, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi (Nếu không có thỏa thuận khác).
Ngoài ra, Điều 655 Bộ luật Dân sự cũng quy định một số điều khoản đặc biệt khi nhận thừa kế của vợ, chồng bao gồm:
- Vợ, chồng đã thống nhất chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, nếu như sau đó có một người chế thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế.
- Đối với trường hợp vợ chồng ly hôn nhưng chưa được Tòa án công nhận bằng quyết định hoặc bản án, yêu cầu ly hôn chưa hiệu lực, nếu một người chết thì người còn lại vẫn sẽ được hưởng thừa kế.
- Người đang là vợ, chồng của một người tại thời điểm người đó chết, sau này vẫn sẽ được quyền thừa kế di sản của người đó.
Cha đẻ, mẹ đẻ
Ngoài vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ cũng là mối quan hệ ruột thịt gần gũi với người chết. Do đó, cha mẹ đẻ cũng là đối tượng quan trọng thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Cha nuôi, mẹ nuôi
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ được hưởng đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái”
Vì vậy, nếu như việc nhận nuôi con là hợp pháp, cha mẹ nuôi cũng sẽ có những quyền lợi và lợi ích tương đương với cha mẹ đẻ trong việc thừa kế.
Con đẻ, con nuôi
Theo Điều 653 Bộ luật Dân sự nêu trên, không chỉ cha mẹ nuôi với con nuôi mà con nuôi với cha mẹ nuôi cũng được hưởng các quyền thừa kế liên quan.
Đặc biệt: Những người có cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di tài sản bằng nhau ( Theo khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định).
Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp về việc lập di chúc và các vấn đề thừa kế, hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng! Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý Di chúc thừa kế toàn diện, giúp bạn an tâm về các quyết định quan trọng liên quan đến tài sản và quyền lợi của người thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất là một nội dung quan trọng trong di chúc thừa kế. Quý khách có bất cứ thắc mắc nào về thông tin bài viết hoặc đang tìm kiếm các dịch vụ pháp luật vui lòng liên hệ luatdaibang.com để biết thêm thông tin chi tiết. Trân trọng!
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam