Tội Trốn Thuế – Cập Nhật Các Quy Định Mới Nhất 2024

Tội trốn thuế khi bị phát hiện sẽ phải chịu khung hình phạt theo đúng quy định của bộ luật hình sự. Vậy những hành vi như thế nào được xem là trốn thuế, pháp luật có những quy định nào về việc trốn thuế, chi tiết sẽ được cập nhật ngay trong bài viết dưới đây của luatdaibang.com.

Những nội dung chi tiết cần nắm rõ về tội trốn thuế

Tội trốn thuế là chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Để hiểu hơn về hành vi này, bạn cần nắm rõ các thông tin quan trọng dưới đây:

Định nghĩa như thế nào được xem là trốn thuế

Trốn thuế được hiểu là hành vi chưa hoàn thành hoặc không hoàn thành đầy đủ việc đóng thuế cho nhà nước. Đây được coi là hành vi gây tác động xấu cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước. Mục đích của hành vi trốn thuế chủ yếu là do mong muốn không phải đóng thuế hoặc nộp ít hơn so với mức thuế thực tế mà cá nhân hay doanh nghiệp phải đóng.

Hành vi trốn thuế là vấn đề không hiếm ngày nay
Hành vi trốn thuế là vấn đề không hiếm ngày nay

Đồng thời, trốn thuế cũng được hiểu là việc thực hiện các phương thức không hợp pháp để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế. Ví dụ, các doanh nghiệp thường thực hiện trốn thuế bằng cách bán hàng mà không xuất hoá đơn nhằm làm giảm doanh thu, hoặc tạo thông tin không có thật để tăng chi phí nhằm khấu trừ thuế,…

Những yếu tố cấu thành nên tội phạm trốn thuế

Để cấu thành tội trốn thuế, chúng ta có thể căn cứ vào các quy định như sau:

  • Về chủ thể: Những cá nhân từ 16 tuổi trở lên đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu phát hiện hành vi trốn thuế. Pháp nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm trong trường hợp được nhà nước công nhận là pháp nhân thương mại.
  • Về khách quan: Cá nhân phạm tối đã và đang xâm phạm chính sách pháp luật của Nhà nước về thuế. Trường hợp này sẽ bao gồm các hành vi như: không đăng ký hoặc kê khai thuế, cố tình không nộp đủ thuế, lập các hồ sơ, chứng từ giả,..
  • Về chủ quan: Các hành vi chủ quan được coi là trốn thuế sẽ bao gồm: khai báo gian dối về thuế; che giấu, tiêu hủy sổ sách, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc nộp thuế; dùng thủ đoạn gian lận khác để trốn thuế

Các hành vi được coi là trốn thuế của doanh nghiệp

Các hành vi được coi là trốn thuế của doanh nghiệp
Các hành vi doanh nghiệp thực hiện để trốn thuế

Các hành vi được liệt vào tội trốn thuế của doanh nghiệp được quy định rõ ràng trong điều 13 của Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế khi đã quá hạn 90 ngày. Mốc thời gian 90 ngày sẽ được tính kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định trong  khoản 1,2,3 và 5 theo điều 32 Luật quản lý thuế. Hoặc được tính từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại điều 33 Luật quản lý thuế.
  • Sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng các loại chứng từ; hoá đơn không có giá trị để kê khai nhằm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm.
  • Làm giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá hoặc huỷ vật tư, hàng hoá giả nhằm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu xác định số thuế phải nộp, không thực hiện kê khai hoặc kê khai sai nhằm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm.

Theo quy định của pháp luật trốn thuế có bị xử lý hình sự không?

Theo quy định của pháp luật trốn thuế có bị xử lý hình sự không?
Hành vi trốn thuế sẽ bị xử lý hình sự theo quy định

Trường hợp trốn thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phải thực hiện theo đúng các quy định về hình sự (Căn cứ theo  Điều 136 về Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).

Điều 200 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã sửa đổi, theo Khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội trốn thuế quy định như sau: Đối tượng thực hiện hành vi trốn thuế từ 100.000.000 đồng và đã bị xử phạt về tội trốn thuế hoặc bị kết án về tội danh này. Hoặc phạm một trong các tội mà luật này đã quy định trong thời gian chưa được xóa tích án, nếu như tiếp tục vi phạm sẽ phải chịu xử lý hình sự.

Những trường hợp trốn thuế nhưng không bị xử lý hành chính

Nếu như đối tượng có dấu hiệu trốn thuế nhưng nằm trong các trường hợp dưới đây sẽ không bị xử lý hành chính:

  • Trường hợp không bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Điều luật này bao gồm các trường hợp vi phạm trốn thuế do tình thế cấp thiết, bất ngờ, sự kiện bất khả kháng các trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có đủ năng lực chịu trách nhiệm về hành vi hành chính. Ngoài ra, người chưa đủ tuổi thực hiện hành vi vi phạm trốn thuế cũng sẽ không bị xử phạm hành chính.

Đối với trường hợp khai sai, đối tượng nộp thuế phải đảm bảo đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Ngoài ra, người nộp thuế cũng cần nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời hạn cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế và thanh tra thuế. Hoặc trước thời hạn cơ quan thuế phát hiện không qua kiểm tra, thanh tra trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện và quy vào tội trốn thuế.

Mức phạt đối với doanh nghiệp trốn thuế hiện nay

Đối với doanh nghiệp phạm tội trốn thuế, mức phạt sẽ bao gồm mức phạt hành chính và hình sự. Cụ thể:

Mức phạt hành chính

Mức phạt hành chính đối với tội danh trốn thuế sẽ là gấp 1 – 3 lần số tiền thuế đã trốn, căn cứ theo Điểm d, Khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Để khắc phục hậu quả, doanh nghiệp trốn thuế sẽ phải nộp lại đủ số thuế đã trốn.

Mức phạt hình sự

Với cá nhân

Mức phạt hình sự sẽ áp dụng với đối tượng thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng – dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, đã bị kết án về tội này hoặc các tội được quy định trong các điều:  188, 189, 190, 191, 196, 202, 250, 251,192, 193, 194, 195, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 bộ luật này. Nhưng đối tượng chưa được tích xóa án nhưng vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000.000 đồng – 500.000.000 hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm.

Với cá nhân
Doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính và hình sự

Đối tượng phạm tội sẽ bị phạt từ 500.000.000 đồng – 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù 1 – 3 năm nếu nằm trong các trường hợp dưới đây:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng – dưới 1.000.000.000 đồng
  • Đối tượng lạm dụng quyền hạn và chức vụ để thực hiện hành vi trốn thuế.
  • Phạm tội nhiều hơn 2 lần.
  • Tái phạm nguy hiểm.

Với đối tượng trốn thuế từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị phạt 1.500.000.000 đồng – 4.500.000.000 đồng hoặc đi tù từ 2 – 7 năm.

Cá nhân phạm tội có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, buộc thôi giữ chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm thực hiện công việc trong vòng 1 – 5 năm hoặc tịch thu một phần, toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân

Với các pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử phạt hình sự như sau:

  • Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, b, d và đ Khoản 2 Điều này sẽ bị  phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 3.000.000.000 đồng.
  • Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này sẽ bị  phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng – 10.000.000.000 đồng hoặc cấm hoạt động trong thời hạn 6 tháng – 3 năm.
  • Trường hợp phạm tội thuộc Điều 79 của Bộ luật này sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Đồng thời, các pháp nhân thương mại cũng có thể bị phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng – 200.000.000 đồng, cấm hoạt động kinh doanh một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn 1 – 3 năm.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?
Người đại diện phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế

Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi doanh nghiệp trốn thuế. Các cá nhân khác liên quan như kế toán hoặc những người có trách nhiệm đối với nghĩa vụ thuế cũng sẽ phải chịu một số trách nhiệm liên quan.

Bạn đang tìm kiếm một đội ngũ uy tín để hỗ trợ các vấn đề pháp lý về thuế? Hãy đến với Luật Đại Bàng – nơi cung cấp dịch vụ tư vấn thuế toàn diện và chuyên nghiệp, đảm bảo mọi nhu cầu của bạn được giải quyết một cách hiệu quả nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi tình huống, đảm bảo bạn có thể tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà không phải lo lắng về các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế.

Tội trốn thuế là vấn đề nhức nhối trong cuộc sống ngày này, khi bị phát hiện sẽ phải chịu hình phạt theo đúng quy định pháp luật. Quý khách hàng đang gặp những vướng mắc về thuế hoặc tình kiếm dịch vụ pháp luật vui lòng liên hệ luatdaibang.com, chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất những vấn đề có liên quan đến pháp lý trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *