Làm Giấy Đăng Ký Kết Hôn Bao Lâu Thì Có? Giải Đáp Chi Tiết

Nộp đơn đăng ký kết hôn là bước quan trọng để hợp thức hóa quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi thường thắc mắc về việc Làm giấy đăng ký kết hôn bao lâu thì có?”, “Thủ tục đăng ký này có quá phức tạp không?. Hiểu được nỗi lo này, chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp tất tần tật thông tin về việc đăng ký kết hôn ở bài viết dưới. Hãy đọc và tìm ra đáp án cho các câu hỏi mà bạn đang nghi vấn nhé!

Điều kiện bắt buộc để được tiến hành việc đăng ký kết hôn

Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình (ban hành năm 2014), nêu rõ các tiêu chuẩn mà nam nữ phải đáp ứng để kết hôn hợp pháp gồm:

Những yêu cầu phải đáp ứng để được đăng ký kết hôn
Những yêu cầu phải đáp ứng để được đăng ký kết hôn
  • Nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi;
  • Việc kết hôn được hình thành dựa trên sự đồng thuận của cả đôi bên.
  • Các bên có khả năng nhận thức và hành động trong các giao dịch dân sự.
  • Việc hình thành mối quan hệ hôn nhân cần tuân thủ quy định không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn như sau:
    • Kết hôn giả và ly hôn giả;
    • Kết hôn với trẻ vị thành niên, chưa đủ tuổi, kết hôn ép buộc, kết hôn vì động cơ không chân chính, cản trở kết hôn.
    • Người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn cùng người khác hoặc chưa có vợ hoặc  chồng mà đã kết hôn cùng người đang có chồng hoặc vợ;
    • Hôn nhân cận huyết; kết hôn trong họ hàng gần; giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi của họ; giữa cha chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, giữa cha dượng/mẹ kế với con riêng của đối phương.
  • Hôn nhân đồng giới chưa được công nhận theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trích Lục Giấy Đăng Ký Kết Hôn – Tổng Hợp Thông Tin

Hồ sơ cần có theo quy định để nộp đơn xin kết hôn

Tài liệu cần thiết bắt buộc để hoàn thành thủ tục kết hôn
Tài liệu cần thiết bắt buộc để hoàn thành thủ tục kết hôn

Để được xét duyệt đăng ký kết hôn nhanh, bạn cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Tờ khai xin được đăng ký kết hôn;
  • Giấy tờ tùy thân (Hộ chiếu/CMND/CCCD) của cả bên nam và bên nữ (là bản sao đã công chứng);
  • Tài liệu chứng minh địa chỉ cư trú hợp pháp (Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú,…) của cả bên nam lẫn bên nữ (là bản sao đã có công chứng);
  • Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân còn hiệu lực trong vòng sáu tháng (bản gốc)

Các trường hợp đặc biệt:

  • Nếu một cư dân của xã, phường hoặc thị trấn này kết hôn tại một xã, phường hoặc thị trấn khác, họ phải có xác minh về tình trạng hôn nhân của họ từ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
  • Người về nước đăng ký kết hôn đang trong quá trình công tác, học tập hoặc lao động ở nước ngoài phải có chứng thực về tình trạng hôn nhân từ Cơ quan Ngoại giao hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia đó.
  • Đối với cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ, làm việc trong lực lượng vũ trang, chỉ huy đơn vị phụ trách xác định tình trạng hôn nhân của họ.
  • Giấy tờ chứng nhận sức khỏe tâm thần từ cơ quan y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài tiến hành xác nhận đương sự không có mắc bệnh về tâm thần hoặc các bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức, kiểm soát hành vi. (Trường hợp thực hiện kết hôn cùng người nước ngoài).

Cơ quan có thẩm quyền để xử lý thủ tục kết hôn

Với việc kết hôn giữa các đối tượng trong nước, Ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm vai trò là cơ quan nhà nước có quyền quyết định và thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định.

Với các trường hợp kể ra sau, Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi mà công dân Việt Nam cư trú sẽ đảm nhiệm iệc làm giấy đăng ký kết hôn:

  • Giữa công dân Việt Nam với công dân quốc tịch nước khác.
  • Giữa công dân Việt Nam ở tại trong nước và công dân Việt Nam khác hiện đang sống trên lãnh thổ của quốc gia ngoài Việt Nam.
  • Giữa công dân Việt Nam nhưng mang quốc tịch nước ngoài với một công dân Việt Nam khác hoặc với một người nước ngoài.

Thủ tục xử lý đơn xin đăng ký được kết hôn

Chu trình xét duyệt hồ sơ muốn đăng ký kết hôn
Chu trình xét duyệt hồ sơ muốn đăng ký kết hôn

Xem thêm: Giấy Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài: Thông Tin Cụ Thể

Quy trình đăng ký kết hôn được diễn ra với 3 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân muốn đăng ký kết hôn có thể thực hiện bằng 3 cách:

  • Nộp hồ sơ kết hôn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công;
  • Gửi hồ sơ qua bưu điện;
  • Trực tiếp nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận và thẩm tra

Người tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ, xác minh thông tin và tính hợp lệ của giấy tờ. Nếu đủ và hợp lệ, họ sẽ cấp giấy tiếp nhận với thời gian nhận kết quả cho người trực tiếp đến nộp hồ sơ.

Song nếu hồ sơ bạn chưa đủ, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn bạn bổ sung ngay lập tức để nộp. Song trong trường hợp bạn không đủ điều kiện để hoàn thành ngay, cán bộ đó sẽ lập văn bản chỉ rõ giấy tờ cần thêm cho bạn để bạn hoàn thành sau.

Bước 3: Ký và nhận giấy chứng nhận kết hôn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện, công chức tư pháp báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu Chủ tịch đồng ý giải quyết hồ sơ này, việc kết hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn.

Tiếp theo, cán bộ tư pháp sẽ hướng dẫn đôi bên kiểm tra nội dung. Nếu cả hai xác nhận đúng, công chức cùng đôi bên ký tên vào Sổ này và cả Giấy chứng nhận kết hôn. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban cấp xã trao Giấy chứng nhận cho đôi bên và cấp bản sao Trích lục theo như yêu cầu.

Làm giấy đăng ký kết hôn bao lâu thì có kết quả?

Thời gian có được giấy chứng nhận kết hôn khi đã hoàn tất đăng ký
Thời gian có được giấy chứng nhận kết hôn khi đã hoàn tất đăng ký

Thời gian được nhận giấy chứng nhận đã kết hôn sẽ được quy định theo từng trường hợp đăng ký kết hôn:

Với công dân trong nước

Bạn sẽ được cấp giấy đăng ký kết hôn trong vòng ba ngày kể từ ngày cơ quan chức năng nhận đủ hồ sơ đăng ký kết hôn hợp lệ của bạn. Trường hợp hồ sơ bạn cần xác minh thêm, thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng sẽ không quá năm ngày làm việc.

Với trường hợp kết hôn cùng với người nước ngoài

Nếu đăng ký tại phòng Tư pháp tại Việt Nam, thời gian giải quyết sẽ kéo dài trong khoảng 25 ngày kể từ khi phòng Tư pháp nhận đầy đủ hồ sơ từ bạn.

Nếu đăng ký tại Cơ quan đại diện, thời gian để việc đăng ký xin kết hôn của bạn được xử lý là 20 ngày kể từ khi phòng Cơ quan đại diện nhận đầy đủ hồ sơ từ bạn.

Ngoài ra, nếu Cơ quan đại diện muốn cơ quan tại Việt Nam xác minh thêm một số vấn đề, thời gian xử lý cũng sẽ kéo dài thêm và không quá 35 ngày.

Xem thêm và nhận tư vấn Thủ Tục Ly Hôn ngay tại đây. Chúng tôi tại Công ty Luật Đại Bàng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp cho mọi vấn đề liên quan đến ly hôn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm tư vấn chi tiết, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và đại diện pháp lý tại tòa án, giúp quá trình ly hôn của bạn diễn ra suôn sẻ nhất cho mọi khách hàng.

Kết luận

Như vậy, việc làm giấy đăng ký kết hôn bao lâu thì có phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ đúng quy trình pháp lý. Nếu bạn nắm rõ các bước và thời gian xử lý hồ sơ, việc nhận giấy đăng ký kết hôn sẽ trở nên đơn giản và nhanh hơn. Nếu có thêm các thắc mắc khác liên quan đến luật, đừng ngại mà hãy liên hệ ngay cho Luật Đại Bàng để được giải đáp một cách rõ ràng và nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *