Hiện nay, có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện ở trong tình trạng say rượu, bia. Theo quy định của pháp luật, những người say rượu gây tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mình gây ra. Hãy cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau để biết được hình phạt dành cho những người gây tai nạn giao thông khi say rượu là như thế nào nhé!
Quy định về việc cấm điều khiển phương tiện giao thông khi uống rượu
Theo khoản 8, điều 8 của luật giao thông đường bộ 2008, quy định về hành vi liên quan đến việc điều khiển phương tiện giao thông dưới tác động của chất cồn như sau:
- Cấm điều khiển xe ô tô, xe máy kéo, máy chuyên dùng trên đường mà trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn.
- Cấm điều khiển xe gắn máy, xe mô tô mà nồng độ cồn trong máu vượt quá 50mg/ 100ml máu hoặc 0.25mg/1l khí thở.
Tuy nhiên, quy định này không cấm hoàn toàn việc điều khiển xe gắn máy và mô tô sau khi uống rượu bia. Đến năm 2020, quy định này được sửa đổi bởi khoản 1, điều 35 của Luật phòng, chống tác hại do rượu bia 2019. Theo đó, mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới tác dụng của chất cồn đều bị nghiêm cấm.
Điều này có nghĩa là không ai được phép lái xe khi đã uống rượu bia, bao gồm tất cả các loại phương tiện khác nhau như ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe chuyên dùng, xe máy kéo,… Vi phạm quy định này đồng nghĩa với vi phạm luật giao thông và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Những quy định này được đưa ra nhằm tăng cường an toàn giao thông, bảo vệ tính nặng của những người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông khác. Việc lái xe khi uống rượu bia không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến những người khác. Do đó, cấm lái xe khi uống rượu bia là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn cộng đồng.
Những hình phạt dành cho người say rượu gây tai nạn
Theo quy định của điều 260 bộ luật hình sự năm 2915, việc gây ra tai nạn giao thông khi uống rượu bia sẽ được chia ra thành các khung hình phạt tương ứng như sau:
Khung 1
Người tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định trong một số trường hợp cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc chịu hình phạt tù từ 1 đến 5 năm. Các trường hợp vi phạm cụ thể gồm:
- Khiến 1 người tử vong hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61%.
- Gây tổn hại sức khỏe, thương tích cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trong khoảng 31% đến 60%.
- Gây tổn hại sức khỏe, thương tích cho 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trong khoảng 61% đến 121%.
- Thiệt hại về tài sản trong khoảng 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Khung 2
Người vi phạm sẽ phải chịu mức án tù từ 3 đến 10 năm khi thuộc các trường hợp sau:
- Lái xe trong tình trạng sử dụng rượu, bia với nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép, sử dụng các chất kích thích mà pháp luật cấm hoặc ma túy.
- Người điều khiển giao thông gây tai nạn không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.
- Gây tai nạn sau đó bỏ trốn hoặc cố ý không cứu người bị nạn.
- Không tuân thủ theo hiệu lệnh của người hướng dẫn, điều khiển giao thông.
- Khiến 2 người tử vong.
- Gây tổn hại sức khỏe, thương tích cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61%.
- Gây tổn hại sức khỏe, thương tích cho 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trong khoảng 122% đến 200%.
- Gây ra thiệt hại tài sản trong khoảng 500 triệu đồng đến dưới 1.5 tỷ đồng.
Khung 3
Các trường hợp say rượu gây tai nạn dưới đây sẽ phải chịu mức án từ 7 đến 15 năm tù giam:
- Gây tai nạn và khiến tử vong trên 3 người.
- Gây tổn hại sức khỏe, thương thích cho 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61%.
- Gây tổn hại sức khỏe, thương tích cho trên 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 201%.
- Gây ra thiệt hại về tài sản trên 1.5 tỷ đồng.
Như vậy, theo quy định thì những người gây tai nạn trong tình trạng sử dụng rượu, bia sẽ bị phạt tù từ 1 đến 15 năm hoặc bị phạt tiền. Tùy vào từng trường hợp mà các cơ quan chức năng và tòa án sẽ đưa ra hình phạt cụ thể.
Bên người gây tai nạn nên tìm đến các dịch vụ tư vấn luật hình sự để hiểu rõ hơn về hậu quả mình gây ra từ đó có phương án giảm thiểu mức án phải chịu.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người say rượu gây tai nạn
Theo khoản 1, điều 596 của bộ luật 2015, người uống rượu gây ra tai nạn sẽ phải chịu bồi thường dân sự cho nạn nhân như sau:
- Chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm của người bị ảnh hưởng bởi tai nạn. Trường hợp người bị thiệt hại có mức thu nhập không ổn định và không thể xác định rõ ràng được thì sẽ áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động có cùng loại.
- Chi phí hợp lý và những khoản thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân. Nếu như người bị thiệt hại không còn khả năng lao động và cần có người bên cạnh chăm sóc thì cần bồi thường cả những khoản chi phí hợp lý cho việc chăm sóc.
- Các khoản bồi thường khác do pháp luật quy định.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về say rượu gây tai nạn mà Luật Đại Bàng muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu quý khách hàng gặp bất cứ vấn đề khó khăn nào về pháp lý hoặc có câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline: 0979923759 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam