Hiện nay, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa nắm rõ những thủ tục, chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp như thế nào. Bởi sáp nhập là chiến lược mà nhiều công ty hướng tới để quyết định cho sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Sáp nhập doanh nghiệp là khái niệm gì?
Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới diễn ra rất sôi động tuy nhiên hoạt động này mới chỉ ở giai đoạn đầu ở Việt Nam. Mọi giao dịch có thể thực hiện thông qua hình thức trực tuyến tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng các chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là hình thức tập trung kinh tế mà một hay nhiều công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, việc làm này còn chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Theo Luật doanh nghiệp hiện nay, các công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường phải tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập. Bên cạnh đó, quy định mới còn bãi bỏ việc hạn chế các công ty cùng loại được tiến hành sáp nhập đồng thời nghiêm cấm công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường. Trừ trường hợp:
- Doanh nghiệp có nguy cơ bị giải thể hoặc phá sản.
- Việc sáp nhập góp phần phát triển kinh tế.
Một số hình thức sáp nhập doanh nghiệp phổ biến
Hiện có khá nhiều hình thức sáp nhập khác nhau dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp, dựa vào mối quan hệ, dựa trên cách thức cơ cấu tài chính giữa hai công ty tiến hành sáp nhập hay. Cụ thể như sau:
- Sáp nhập cùng ngành đối với hai công ty cùng cạnh tranh chung loại một sản phẩm và thị trường.
- Sáp nhập dọc diễn ra đối với hai công ty trong chuỗi cung ứng như giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó.
- Sáp nhập mở rộng thị trường diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng hoạt động khác thị trường.
- Sáp nhập mở rộng sản phẩm diễn ra đối với hai công ty cung cấp sản phẩm khác nhau nhưng hoạt động ong cùng một thị trường.
- Sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra với hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Sáp nhập mua xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công cụ tài chính.
- Sáp nhập hợp nhất diễn ra với hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới, thương hiệu công ty mới đồng thời tài chính cũng sẽ được hợp nhất trong công ty mới. Sau khi sáp nhập thương hiệu của doanh nghiệp cũ vẫn được duy trì cho dù có thay đổi hoặc không thay đổi tên doanh nghiệp.
Các thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Sáp nhập xảy ra khi các doanh nghiệp đồng ý hợp lại thành một doanh nghiệp mới trong cùng một ngành có quy mô lớn hơn. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý của nhà nước vì vậy thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp bị sáp nhập phải thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập.
- Nộp báo cáo quyết toán cho cơ quan thuế về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc đến thời điểm có quyết định sáp nhập.
- Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở của doanh nghiệp bị sáp nhập doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển giao hàng hóa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại sau khi sáp nhập và doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền lợi hợp pháp. Đồng thời, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Các chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
Khi tiến hành sáp nhập, công ty bị sáp nhập sẽ đóng mã số thuế của doanh nghiệp đồng thời thực hiện quyết toán thuế. Thủ tục như sau:
Xác định kỳ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cuối cùng được tính từ ngày bắt đầu năm tài chính theo đăng ký tính đến thời điểm có quyết định về việc sáp nhập của cơ quan có thẩm quyền. Nếu kỳ tính thuế năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì theo chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp được cộng với kỳ tính thuế năm trước đó để hình thành một kỳ với thời gian không vượt quá 15 tháng.
Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân cuối cùng tính từ ngày 1/1 theo năm dương lịch đến ngày quyết định sáp nhập của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp đã sử dụng hoá đơn điện tử không cần phải báo cáo kê khai tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế.Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ không có nhu cầu hoàn thuế GTGT thì số thuế còn được khấu trừ sẽ tiếp tục khấu trừ ở công ty nhận sáp nhập.
Trường hợp doanh nghiệp không tiếp tục sử dụng hoá đơn điện tử khi sáp nhập thì cần xác nhận lại với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Nộp báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán
Sau khi xác định kỳ cuối cùng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp tiến hành kiểm toán, nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán cho các cơ quan ban ngành. Đồng thời, nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong vòng 45 ngày kể từ ngày quyết định sáp nhập.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cung cấp cho cơ quan thuế để thực hiện đóng mã số thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Bước tiếp theo, cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để thực hiện đóng mã số thuế.
Nếu có nhu cầu hoàn thuế, doanh nghiệp không cần gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước. Sau khi cơ quan thuế ban hành biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Doanh nghiệp bị sáp nhập phải hoàn thành nghĩa vụ nợ thuế để đảm bảo chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp. Đồng thời chuyển đổi nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thay.
Cuối cùng, doanh nghiệp bị sáp nhập nhận thông báo chấm dứt mã số thuế trong vòng 3 ngày kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế. Nếu doanh nghiệp bị sáp nhập có phát sinh các giao dịch kinh tế trong thời gian làm thủ tục sáp nhập có thể sử dụng mã số thuế để lập hóa đơn cho đến khi cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Luật Đại Bàng tự hào mang đến dịch vụ Tư Vấn Thủ Tục M&A toàn diện và chuyên nghiệp cho các tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết hỗ trợ bạn từ khâu lập kế hoạch đến hoàn tất các thủ tục pháp lý, đảm bảo mọi giao dịch diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi đem đến sự hài lòng cho tổ chức, doanh nghiệp.
Để thuận tiện thực hiện các thủ tục khi sáp nhập, doanh nghiệp cần thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu còn gặp bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện các thủ tục sáp nhập bạn có thể liên hệ ngay luatdaibang.com để được tư vấn trong thời gian nhanh nhất.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam