Tội Làm Nhục Người Khác Bị Xử Phạt Thế Nào Theo Pháp Luật?

Tội làm nhục người khác được hiểu là hành vi xâm phạm đến nhân quyền của con người như chửi bới, bóc phốt, hành hung giữa đường, quay clip lột đồ người khác tung lên mạng xã hội,… Những việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân và khiến cuộc sống của họ phải nhiều tác động tiêu cực. Hãy cùng đơn vị tư vấn luật hình sự của Luật Đại Bàng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về vấn đề đáng báo động trong xã hội này nhé!

Những điều bạn cần biết về tội danh làm nhục người khác

Theo điều 155 của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017), làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của của một người nào đó dưới các hình thức khác nhau, cụ thể:

  • Sử dụng lời nói: Chửi bới, sỉ nhục một cách tục tĩu, thô bỉ để hạ thấp nhân cách, xúc phạm nhân phẩm và danh dự của người khác.
  • Bằng hành động: Lột đồ, nhổ nước bọt, ném phân, trứng thối, mắm tôm,… vào người khác để làm nhục và xúc phạm nạn nhân.

Qua những hình thức trên, người phạm tội muốn nạn nhân phải chịu đựng, sống trong nhục nhã. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ghen tuông, trả thù,… khiến cho nạn nhân chịu tổn thương nặng nề về tinh thần bởi hành vi làm nhục của người phạm tội.

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ

Tổng hợp các hành vi cấu thành tội làm nhục người khác

Căn cứ theo điều 155 bộ luật hình sự năm 2015, hành vi cấu thành tội danh làm nhục người khác dựa trên các dấu hiệu sau:

Mặt khách thể

Bên cạnh những quyền cơ bản, mỗi con người đều có quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Đây là những quyền lợi thiết yếu nhằm đảm bảo cá nhân được sống trong tự do, an toàn và có phẩm giá. Do đó, mặt khách thể của tội danh làm nhục người khác là quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người.

Mặt chủ thể

Theo quy định của pháp luật, chủ thể của tội danh làm nhục người khác là các đối tượng phạm tội có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ từ 16 tuổi trở lên. Những người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi làm nhục người khác do không thuộc các trường hợp được quy định ở điều 12 của bộ luật hình sự.

Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm khi làm nhục người khác
Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm khi làm nhục người khác

Mặt khách quan

Tôi làm nhục người khác được thể hiện qua các yếu tố khách quan như sau:

  • Sử dụng lời nói, hành động để lăng mạ, hạ nhục người khác như viết, vẽ, ném phân, mắm tôm, trứng thối, nhổ nước bọt vào mặt,…
  • Những hành vi gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tinh thần, khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng loạn và không bình thường.
  • Mục đích duy nhất để thực hiện hành vi là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

Lưu ý rằng người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, điều 155 bộ luật hình sự trong trường hợp nạn nhân đưa ra yêu cầu khởi tố.

Mặt chủ quan

Tội danh làm nhục người khác được cấu hành do lỗi cố ý, nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây tổn hại cho người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện nhằm đạt được mục đích hạ thấp giá trị và danh dự của họ.

Hành vi chủ quan trong tội danh làm nhục người khác
Hành vi chủ quan trong tội danh làm nhục người khác

Mức xử phạt đối với tội danh làm nhục người khác

Tùy thuộc vào các yếu tố và hậu quả, tội danh làm nhục người khác sẽ được xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự như sau:

Xử phạt hành chính

Theo điều 101 nghị định 15/2020/NĐ-CP, các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, giả mạo nhằm xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Xử phạt hình sự

Theo quy định tại điều 155 bộ luật hình sự năm 2015, những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ được xử phạt theo các khung sau:

– Khung 1: Cảnh cáo và phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm nếu có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

– Khung 2: Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm nếu tội làm nhục người khác thuộc vào các trường hợp sau:

  • Xúc phạm danh dự và nhân phẩm từ 2 người trở lên
  • Đã từng phải chịu các hình phạt về tội danh làm nhục người khác
  • Lợi dụng quyền hạn và chức vụ để làm nhục người khác
  • Làm nhục người đang thi hành công vụ, người chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ mình
  • Sử dụng internet hoặc các thiết bị điện tử khác để thực hiện hành vi phạm tội
  • Gây rối loạn tâm thần cho nạn nhân với tỷ lệ thương tổn từ 31% đến 60%.

– Khung 3: Phạt từ 2 đến 5 năm tù nếu phạm tội thuộc các trường hợp như sau:

  • Khiến nạn nhân rối loạn hành vi và tâm thần với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 60%
  • Làm nạn nhân tự sát
Hình phạt dành cho tội phạm làm nhục người khác
Hình phạt dành cho tội phạm làm nhục người khác

Ngoài ra, người phạm tội có thể phải chịu thêm các hình phạt bổ sung như cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm làm các công việc nhất định trong thời hạn từ 1 đến 5 năm bên cạnh những hình phạt chính. Một số trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật còn phải chịu thêm trách nhiệm hình sự về tội vu khống người khác theo điều 156 của bộ luật hình sự.

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ của luatdaibang.com về tội làm nhục người khác trên bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm người khác. Đồng thời, chung tay lên án những hành vi này để xây dựng một xã hội lịch sự và văn minh. Nếu bạn có khó khăn, thắc mắc hoặc có nhu cầu cần luật sư tư vấn về hành vi làm nhục người khác, vui lòng liên hệ đến Luật Đại Bàng để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *