Bạn đang muốn làm đơn xin bảo lãnh nhưng chưa biết thực hiện như thế nào, nội dung yêu cầu những gì và thủ tục nộp ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Đại Bàng, chúng tôi sẽ cập nhật đầy đủ thông tin và giới thiệu đến bạn 3 mẫu giấy xin bảo lãnh phổ biến nhất hiện nay.
Thế nào là đơn xin bảo lãnh?
Theo quy định tại Điều 335, Bộ luật Dân sự 2015, bảo lãnh chính là việc cam kết của người thứ ba (bên bảo lãnh) đối với bên nhận được bảo lãnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ theo đúng nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ đến thời hạn.
Mẫu đơn xin bảo lãnh là văn bản được dùng để đảm bảo rằng bên bảo lãnh sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ thay cho bên nhận bảo lãnh. Đơn bảo lãnh sẽ có nội dung và hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích cụ thể của người làm đơn.
Các trường hợp cần dùng đơn xin bảo lãnh
Đơn xin bảo lãnh (hay còn gọi là giấy xin bảo lãnh) được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau khi bạn có nhu cầu đảm bảo và cam kết về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thay cho bên nhận được bảo lãnh. Dưới đây sẽ là một số trường hợp phổ biến bạn cần sử dụng giấy xin bảo lãnh:
- Mẫu giấy xin bảo lãnh cho bị can được tại ngoại
- Mẫu giấy xin bảo lãnh nhân sự
- Mẫu giấy xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú
- Mẫu giấy xin bảo lãnh về tài chính
- Mẫu giấy xin bảo lãnh trong lĩnh vực pháp lý
- Mẫu giấy xin bảo lãnh trong hợp đồng lao động
- ….
Tổng hợp 3 mẫu xin bảo lãnh phổ biến hiện nay
Sau đây, Luật Đại Bàng sẽ giới thiệu đến bạn 3 mẫu đơn bảo lãnh được dùng phổ biến hiện nay:
Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can được tại ngoại
Kính gửi: Ghi tên cá nhân/cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cá nhân hoặc tổ chức đứng ra bảo lãnh:……
Nghề nghiệp hiện tại:……
Địa chỉ thường trú:…….
Tôi tên là là:….có quan hệ với…..(1)
Lý do bị bắt giam……
Hiện tại đang thực hiện biện pháp tạm giam và tạm giữ ở…….
Hôm nay, tôi làm đơn này gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra muốn xin được bảo lãnh cho ông/ bà ….(2) được thay đổi biện pháp từ tạm giam sang tại ngoại với lý do:….(3)
Tôi cam kết sau khi ông/bà ….. được tại ngoại sẽ:….
Cam kết không cho …. rời khỏi nơi đang cư trú.
Quản lý chặt chẽ và giám sát hành vi của…..
Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục và tuyên truyền để…. hiểu biết hơn về quy định pháp luật và thành khẩn khai báo.
Đảm bảo rằng sẽ đưa….. có mặt đúng thời gian và địa điểm khi có giấy triệu tập.
Tôi xin cam đoan sẽ thực hiện nghiêm túc các nội dung trên, nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quy định pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn!
…., ngày……, tháng……, năm…..
Người bảo lãnh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Là cá nhân, tổ chức có mối quan hệ hợp pháp với người được bảo lãnh: Anh, chị, bố mẹ, vợ, chồng…
(2) Tên của bị can
(3) Nêu rõ một số lý do như về thân nhân hoặc sức khỏe…
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự
Kính gửi: Ghi tên cá nhân/cơ quan có thẩm quyền giải quyết…..
Hôm nay, ngày ..…, tháng ..…, năm ……, tại ……
CMND/CCCD:… được cấp ngày……., tại……
Hộ khẩu thường trú tại: ……………
Địa chỉ đang sống hiện tại:……
Tôi làm đơn này xin được tự nguyện cam kết bảo lãnh cho người thân của mình để làm công việc ……… ở Công ty ………
Ông/ bà: ……Số điện thoại:………
CMND/CCCD:……được cấp ngày……, tại…………
Hộ khẩu thường trú tại:……………….
Hiện có quan hệ với tôi là:……………
Trong quá trình Ông/bà:………..thực hiện làm việc ở Công ty……….., nếu Ông/bà: ……..… có phát sinh bất kỳ thiệt hại nào cho Công ty, nhân viên Công ty có liên quan tới trách nhiệm dân sự thì sẽ phải bồi thường theo đúng quy định của Công ty cũng như quy định pháp luật.
Trường hợp, ông/bà ……không có khả năng bồi thường hoặc phía Công ty không liên hệ được để tiến hành giải quyết sự việc, thì tôi với tư cách là người bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết sự việc và chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường cho Công ty đối với toàn bộ các thiệt hại mà ông/bà ……đã gây ra.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung được nêu trong văn bản này là đúng sự thật, nếu có bất cứ điều gì sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người bảo lãnh
(Ký, ghi rõ họ tên)
……, ngày ….., tháng……., năm……….
Người được bảo lãnh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường, tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu mới
Kính gửi: Ghi tên cá nhân/cơ quan có thẩm quyền giải quyết…..
Căn cứ theo……
Họ và tên cá nhân:…… Giới tính:……
Năm sinh:……………
Quốc tịch nước:…………
Số CMND/Hộ chiếu/CCCD:………………
Được cấp ngày………………Tại …………
Địa chỉ thường trú tại:………
Số điện thoại:……………
Tôi và bà……….. vừa được cấp Giấy chứng nhận kết hôn vào ngày ….Bà …… sau khi kết hôn sẽ chuyển đến nhà tôi tại địa chỉ ….. để sinh sống.
Căn cứ quy định theo Điều ………Luật cư trú thì trường hợp sau khi kết hôn, vợ về ở với chồng là một trong những điều kiện để được nhập hộ khẩu khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý, vậy tôi xin bảo lãnh cho:
Họ và tên cá nhân:……… Giới tính:………
Năm sinh:………
Quốc tịch tại:………………
Số CMND/Hộ chiếu/CCCD:…………
Được cấp vào ngày……………Tại: ……………………
Số điện thoại:…………
Tôi xin đề nghị Công an ………………tiến hành xác nhận việc tôi bảo lãnh cho bà …………nhập hộ khẩu vào gia đình tôi tại địa chỉ …………
Kính mong Công an …………… xem xét và chấp nhận giải quyết cho yêu cầu của tôi. Tôi xin cam kết các thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có bất cứ sai sót gì tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Những lưu ý quan trọng khi làm đơn xin bảo lãnh
Khi tiến hành làm đơn xin bảo lãnh, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
Đảm bảo thông tin chính xác
Bạn hãy đảm bảo rằng tất cả những tin được cung cấp trong đơn bảo lãnh là chính xác và đầy đủ, bao gồm họ tên và địa chỉ của bên bảo lãnh cùng bên nhận bảo lãnh. Bạn cũng cần xác định rõ ràng nhiệm vụ và phạm vi của việc bảo lãnh.
Ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu
Sử dụng ngôn từ rõ ràng, súc tích, dễ hiểu để tránh việc gây hiểu lầm và tranh chấp về ý nghĩa, nghĩa vụ của đơn bảo lãnh. Tránh việc sử dụng những thuật ngữ pháp lý phức tạp mà bên nhận bảo lãnh có thể sẽ không hiểu.
Xác định, nêu rõ nội dung bảo lãnh
Trình bày rõ ràng những nghĩa vụ và trách nhiệm mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện. Xác định rõ thời gian, điều kiện mà bên bảo lãnh cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Xác nhận và chữ ký người bảo lãnh
Đảm bảo rằng đơn lãnh được xác nhận và ký bởi bên bảo lãnh, bạn cũng có thể yêu cầu chứng thực hoặc công chứng tùy thuộc vào yêu cầu theo pháp luật tại địa phương.
Tuân thủ đúng pháp luật
Bạn cần đảm bảo rằng mẫu giấy bảo lãnh tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo lãnh và hợp đồng.
Thông qua bài viết này, chúng tôi đã cập nhật đến bạn 3 mẫu đơn xin bảo lãnh phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề pháp lý Hình sự nào cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay dịch vụ luật sư Hình sự của Luật Đại Bàng. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ, tư vấn, bào chữa, tranh tụng,… giúp bạn giải quyết nhanh chóng.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam