Trình Tự Thành Lập Công Ty Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Ở Việt Nam

Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng phát triển trong xu thế thúc đẩy kinh tế. Đặc biệt, 3 khu vực Bình Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên được rót vốn trực tiếp nhiều nhất đã hình thành nhiều doanh nghiệp. Để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cần tuân thủ các cam kết WTO và các quy định của Luật pháp.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều các thương nhân nước ngoài tìm tới thị trường Việt Nam để hoạt động kinh doanh. Chủ yếu là hình thức góp vốn ngay từ đầu để thành lập doanh nghiệp mới. 

Kể từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn hoặc đầu tư trực tiếp toàn bộ đều phụ thuộc vào khả năng tài chính. Tỷ lệ góp vốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể từ 1% – 100% vốn điều lệ tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau theo Luật Đầu tư
Nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau theo Luật Đầu tư

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau theo Luật Đầu tư số 61 năm 2020:

  • Việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp hay tiến hành góp vốn chia cổ phần đều phải đảm bảo quốc phòng an ninh.
  • Tuân thủ theo quy định của pháp luật về điều kiện sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất.
  • Chỉ được tham gia hoạt động kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép đầu tư. Các chủ đầu tư không được tham gia những ngành nghề kinh doanh bị cấm.
  • Nhà đầu tư cần hoàn thiện thủ tục xin cấp hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp.

Trình tự thành lập công ty sở hữu vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân. Điều này giúp bạn thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam một cách thuận lợi dưới sự bảo hộ của pháp luật. Dưới đây là trình tự thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà bạn có thể tham khảo.

Thủ tục thành lập công ty sở hữu vốn nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty sở hữu vốn nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư là tập thể hay cá nhân muốn góp vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức hoặc bản sao Hộ chiếu của cá nhân.
  • Đề xuất dự án đầu tư với bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết: mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư và đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất nếu nhà đầu tư là tổ chức; Với nhà đầu tư là cá nhân cần cung cấp giấy tờ xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy phép xây dựng.
  • Quyết định phê duyệt xây dựng do sở ban ngành cấp phép
  • Quyết định giao đất thuê.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trước khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư phải tiến hành kê khai, cung cấp thông tin dự án trực tuyến. Sau đó, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được chuyển cho  Cơ quan đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến. 

Nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi quá trình xử lý hồ sơ. Đồng thời, nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đầu tư theo thẩm quyền tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh.

Nhà đầu tư kê khai, cung cấp thông tin dự án trực tuyến trên Hệ thống
Nhà đầu tư kê khai, cung cấp thông tin dự án trực tuyến trên Hệ thống

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp hồ sơ bị từ chối, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư kèm theo lý do từ chối.

Bước 4: Đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp giấy đăng ký doanh nghiệp với các thủ tục tương tự như thành lập công ty vốn Việt Nam. Bao gồm:

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên doanh nghiệp
  • Bản sao các giấy tờ cá nhân liên quan.
  • Quyết định thành lập.
  • Chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp
  • Danh sách người đại diện.
  • Chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời nhà đầu tư phải nộp phí công bố theo quy định khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Khắc dấu công ty

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty đã ban hành. Con dấu được tạo tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đồng thời, doanh nghiệp phải cam kết chỉ được sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Bước 7: Giấy phép kinh doanh

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hoàn thiện con dấu công ty thì nhà đầu tư cần hoàn thiện các thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh. Để đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Có kế hoạch tài chính cụ thể.
  • Đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia về tiếp cận thị trường
  • Không có các khoản nợ thuế quá hạn trong trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động tại Việt Nam từ ít nhất 1 năm trở lên.
  • Tạo việc làm cho đa số lao động trong nước.
  • Có những đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách.

Quá trình cấp Giấy phép kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài  được thực hiện bởi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Thời gian xử lý dự kiến khoảng 15 ngày làm việc đồng thời phải đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước.

Các nhà đầu tư nước ngoài cần xin cấp các giấy phép kinh doanh
Các nhà đầu tư nước ngoài cần xin cấp các giấy phép kinh doanh

Bước 8: Mở tài khoản

Nhà đầu tư tiến hành mở tài khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty. Tài khoản này sẽ doanh nghiệp được sử dụng để chuyển vốn theo đúng thời hạn góp vốn đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đầu tư. 

Bên cạnh đó, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần phải mở thêm tài khoản giao dịch để thu nhận tiền từ tài khoản vốn đầu tư. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách hiệu quả và thuận tiện trong quá trình hoạt động kinh doanh

Bước 9: Thủ tục sau thành lập

Sau khi hoàn tất quá trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần tiến hành các thủ tục sau:

  • Đặt biển hiệu tại trụ sở.
  • Đăng ký chữ ký số để báo cáo thuế online và nộp thuế điện tử.
  • Các thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định hiện hành.
  • Kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nước.

Luật Đại Bàng tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài toàn diện, đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu quả cho các nhà đầu tư quốc tế muốn thực hiện các dự án tại Việt Nam và ngược lại. Liên hệ ngay với Luật Đại Bàng!

Việc thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, đem đến nhiều lợi thế về công nghệ và vốn, thu hút được nhiều nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước. Nếu cần tư vấn về thủ tục thành lập công ty và các vấn đề pháp luật liên quan, hãy liên hệ ngay với Luatdaibang.com để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *