Sàn mua bán doanh nghiệp – Cách lựa chọn sàn uy tín

Sàn mua bán doanh nghiệp là công cụ hữu ích dành cho người có nhu cầu giao dịch doanh nghiệp. Đây là mạng lưới kết nối rộng rãi giữa các nhà đầu tư tiềm năng. Trước khi thực hiện mua bán, bạn cần cân nhắc kỹ các lợi ích và hạn chế của mỗi sàn giao dịch này. Xem thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Khái niệm về mua bán doanh nghiệp M&A

M&A là thuật ngữ chỉ hoạt động mua bán doanh nghiệp, bao gồm việc mua hoặc sáp nhập để có thể nâng cao hiệu suất hoạt động cho cả hai bên. Bản chất của quá trình này là thay đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp dựa trên mục tiêu lợi ích chung. Sau khi hoàn thành thương vụ, quá trình tái cấu trúc sẽ làm cho doanh nghiệp có sự thay đổi lớn.

Trong giới đầu tư thì M&A là công cụ giúp doanh nghiệp phát triển, qua đó nhà đầu tư có thể sở hữu và thu được lợi ích, tất nhiên cũng tồn tại những rủi ro đi kèm.

Xu hướng M&A trên các sàn giao dịch ngày càng phát triển
Xu hướng M&A trên các sàn giao dịch ngày càng phát triển

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, điều 192 quy định “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp cho cá nhân hoặc tổ chức khác”. Thủ  tục đăng ký có liên quan được dựa trên Điều 47 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019. 

Như vậy, luật pháp đã có hướng dẫn và chứng nhận thương vụ M&A là hoàn toàn hợp pháp, tương tự như các giao dịch mua bán thương mại thông thường.

Cách thức mua bán doanh nghiệp phổ biến

Dưới đây là một số cách thức tư vấn thủ tục M&A và đặc trưng của từng cách thức.

Phương thức truyền thống

Khi công nghệ chưa phát triển, doanh nghiệp và nhà đầu tư thường sử dụng phương thức tiếp cận truyền thống để mua bán, sáp nhập. Các phương thức này thường diễn ra dưới sự gặp gỡ và tương tác trực tiếp giữa các bên liên quan:

  • Giao dịch trực tiếp.
  • Giao dịch thông qua dịch vụ môi giới: sử dụng dịch vụ môi giới bên thứ ba để tìm kiếm đối tác trong quá trình M&A. 

Các phương thức M&A truyền thống đều yêu cầu sự tương tác và giao tiếp trực tiếp. Điều này cho phép các bên chủ động đàm phán và kiểm soát thông tin. Tuy nhiên, cách thức này vẫn tồn tại nhiều hạn chế và rủi ro, nổi trội là vấn đề tiêu tốn thời gian, chi phí. Cụ thể, doanh nghiệp phải chi đến hàng ngàn USD và mất từ 1-2 năm để hoàn thành giao dịch. 

Hình thức M&A truyền thống tiêu tốn thời gian và chi phí
Hình thức M&A truyền thống tiêu tốn thời gian và chi phí

Sàn mua bán doanh nghiệp

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển cách thức gia nhập thị trường M&A đánh dấu bằng sự ra đời các sàn mua bán doanh nghiệp

Đây là nền tảng hoạt động trực tuyến nhằm kết nối người có nhu cầu mua và bán doanh nghiệp. Các nền tảng này hỗ trợ họ tìm thấy và tiếp cận với nhau một cách dễ dàng.

Lợi ích sàn mua bán doanh nghiệp đem lại

Sàn mua bán mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí

Sàn thương mại này giúp mọi người tìm kiếm nhau nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm cho cả hai bên.

  • Tiếp cận nhiều lựa chọn

Sàn M&A cung cấp đa dạng doanh nghiệp đang được rao bán, giúp bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

  • Thông tin minh bạch

Người tham gia dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin rõ ràng, minh bạch về đối tác được cung cấp bởi các doanh nghiệp.

  • Tăng khả năng tiếp cận đối tác:

Khách hàng có thể kết nối trực tuyến với nhau mà không còn lo ngại về khoảng cách địa lý.

Sàn mua bán  cho phép bạn kết nối toàn cầu
Sàn mua bán  cho phép bạn kết nối toàn cầu

Nhờ sự tiện lợi và những ưu thế kể trên, các nhà đầu tư đang có xu hướng sử dụng sàn mua bán doanh nghiệp để thực hiện các thương vụ M&A.

Hạn chế khi giao dịch trên sàn mua bán doanh nghiệp

Bên cạnh những lợi ích đáng chú ý trên, sàn này cũng tồn tại một số hạn chế, bao gồm:

  • Sự cạnh tranh

Lưu lượng sử dụng ngày càng tăng khiến sự cạnh tranh mua bán được đẩy mạnh, dẫn đến giá cả của doanh nghiệp có thể bị thổi phồng.

  • Thông tin không chính xác 

Các sàn M&A không thể đảm bảo rằng 100% các thông tin đều chính xác. Người mua cần tỉnh táo kiểm tra kỹ trước khi đưa ra quyết định mua bán.

Tiêu chí lựa chọn sàn mua bán doanh nghiệp phù hợp

Hiện nay, ngày càng nhiều sàn mua bán ra đời với những tệp khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp hay nhà đầu tư đều nên tìm hiểu kỹ càng để chọn lựa một nền tảng phù hợp với mục đích của mình. Đây là một số yếu tố mà các chuyên gia đưa ra để bạn có thể cân nhắc:

  • Phù hợp với lĩnh vực M&A

Các nền tảng kết nối được phân chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định như tài chính, nhượng quyền, …

Mỗi sàn giao dịch sẽ chuyên về một mảng M&A khác nhau
Mỗi sàn giao dịch sẽ chuyên về một mảng M&A khác nhau
  • Danh tiếng, độ tin cậy

Trước khi thực hiện giao dịch M&A, các bên cần tìm hiểu về độ tin cậy của nền tảng đó. Các sàn có danh tiếng lớn sẽ hạn chế nhiều rủi ro, tránh việc lừa đảo cũng như các thông tin không chính xác.

  • Độ bảo mật của nền tảng

Vấn đề bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu để tránh việc bạn bị tiết lộ thông tin dẫn tới bất lợi trong quá trình giao dịch.

  • Giao diện thân thiện với người dùng 

Các sàn mua bán có giao diện dễ nhìn thu hút người dùng ưu tiên lựa chọn hơn. Ngược lại, nền tảng với thiết kế rắc rối sẽ khiến việc thao tác nên khó khăn và tốn thời gian.

  • Các dịch vụ bổ sung đi kèm

Đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, sự trợ giúp đến từ sàn mua bán doanh nghiệp sẽ là điểm cộng lớn. Điển hình như các dịch vụ đi kèm: tư vấn, hỗ trợ đàm phán, soạn hợp đồng,…

Một số sàn mua bán doanh nghiệp nổi tiếng

Tại Việt Nam, nhu cầu mua bán doanh nghiệp tăng cao kéo theo sự phát triển của các sàn mua. Dưới đây là những sàn M&A có mạng lưới người dùng cao nhất:

Sàn MMatch 5.0

Được phát triển bởi thương hiệu INMERGERS, sàn mua bán này là nền tảng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào M&A. Mạng lưới nói trên cho phép doanh nghiệp trong và ngoài nước kết nối một cách nhanh chóng và tiết kiệm gấp 10 lần so với các phương thức truyền thống. 

Sàn mua bán Lạc Việt

Công ty Lạc Việt không chỉ cung cấp dịch vụ sàn M&A miễn phí, mà còn cung cấp các giải pháp pháp lý và tài chính khác. 

Sàn mua bán doanh nghiệp ICE

Sàn mua bán ICE sở hữu mạng lưới năng lượng lớn hàng đầu thế giới. Sàn ICE cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết như: đăng tin mua bán, tìm kiếm và liên hệ doanh nghiệp, …

Sàn giao dịch ICE chiếm thị phần cao
Sàn giao dịch ICE chiếm thị phần cao

Tư vấn sử dụng sàn mua bán doanh nghiệp tại luatdaibang.com

Luatdaibang.com cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn, làm thủ tục liên quan các thương vụ M&A trong tất cả các lĩnh vực.

  • Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn doanh nghiệp mục tiêu hoặc cổ đông, đối tác chiến lược;
  • Lập Báo cáo Thẩm định pháp lý và Thẩm định tài chính của doanh nghiệp mục tiêu;
  • Lập Phương án kinh doanh/Báo cáo phân tích;
  • Tư vấn phương thức M&A phù hợp;
  • Tư vấn và thực hiện Kế hoạch chào bán và thâu tóm sau khi đánh giá, phân tích thông tin;
  • Hỗ trợ định giá doanh nghiệp, tài sản M&A;
  • Đàm phán hợp đồng, thỏa thuận M&A;
  • Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình M&A;
  • Tư vấn tái cấu trúc và lập kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp sau khi M&A;
  • Tư vấn các nghĩa vụ tài chính và các thủ tục pháp lý có liên quan.

Luật Đại Bàng cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục M&A trọn gói, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ giai đoạn lập kế hoạch, thẩm định pháp lý, đến đàm phán và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp toàn diện và tối ưu nhất. Tham khảo ngay dịch vụ của Luật Đại Bàng để nhận được sự hỗ trợ chi tiết và bắt đầu quá trình M&A một cách thuận lợi!

Sàn mua bán doanh nghiệp là một nền tảng tiện lợi và hữu ích giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư thực hiện M&A. Liên hệ với luatdaibang.com nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về cách lựa chọn nền tảng M&A phù hợp và uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *