Án Treo Là Gì? Cập Nhật Điều Kiện Để Nhận Án Treo Theo Luật

Trong luật hình sự Việt Nam có quy định mới nhất về điều kiện được hưởng án treo đối với các tội phạm khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy điều kiện được hưởng án treo là gì? Luật Đại Bàng giải đáp chi tiết sau đây, cùng theo dõi ngay!

Án treo là gì?

Án treo là biện pháp được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện và được áp dụng cho những người bị xử phạt tù không quá 3 năm căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ. Áp dụng trong trường hợp Tòa án xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Án tù treo thời gian xử phạt không quá 3 năm 
Án tù treo thời gian xử phạt không quá 3 năm

Người bị kết án treo vẫn được coi là có tội nhưng không phải chịu hình phạt ngồi tù và phải tuân thủ các điều kiện mà tòa án đưa ra. Trong thời gian thực hiện thử thách người bị án treo không vi phạm các điều kiện thì án tù treo sẽ được coi là chấp hành xong. Nếu như họ vi phạm các điều kiện thì buộc sẽ phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên.

Án treo chỉ được áp dụng đối với người phạm tội lần đầu, tội phạm ít nghiêm trọng hoặc có các tình tiết giảm nhẹ theo quy định. Tại Việt Nam, án treo thể hiện tính nhân đạo nhằm khuyến khích, tạo cơ hội để người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng. Với sự giúp đỡ tích cực của xã hội, gia đình để họ tái hòa nhập với cuộc sống, “làm lại” cuộc đời, sửa chữa sai lầm.

Những điều kiện để được hưởng án treo theo Bộ luật Hình sự

Theo Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 có quy định cụ thể về điều kiện được hưởng án treo với 5 trường hợp như sau:

1. Người bị xử phạt từ không quá 03 năm

2. Người phạm tội có nhân thân tốt.

Người phạm tội có nhân thân tốt ngoài lần phạm tội này thì luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, làm việc.

Đối với những người bị kết án nhưng không có án tích, được xóa án tích, bị xử phạt vi phạm hành chính. Người phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc phạm tội với vai trò đồng phạm nhưng không đáng kể trong vụ án.

Người có nhân thân tốt đủ điều kiện để xét án treo
Người có nhân thân tốt đủ điều kiện để xét án treo

Đối với những người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “ đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” nhưng có đủ các điều kiện khác thì sẽ được hưởng án treo.

Đối với người bị kết án nhưng vụ án được tách ra nhiều giai đoạn để xử lý và có điều kiện khác thì có cơ hội được hưởng án tù treo.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Theo quy định thì người được hưởng án treo trong trường hợp phải có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ở Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định ở Khoản 1 Điều 52.

Nếu như có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì cần phải có số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhiều hơn số tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên. Trong đó thì có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

4. Người bị xử phạt có nơi cư trú rõ ràng

Điều kiện được hưởng án treo tiếp theo là người bị xử phạt có nơi cư trú rõ ràng hoặc làm việc tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi ở phải có địa chỉ xác định cụ thể theo Luật Cư trú mà người thụ án treo về sinh sống thường xuyên sau khi chấp hành án. Nơi làm việc cố định có thời hạn hợp đồng 01 năm trở lên theo quyết định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

5. Người có khả năng tự cải tạo

Tòa án xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội có khả năng tự cải tạo và khi hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không gây xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Điều kiện thử thách khi hưởng án treo

Đây là nghĩa vụ bắt buộc mà người hưởng án treo cần phải thực hiện trong thời gian thử thách. Đây là thước đo để đánh giá sự tiến bộ, ăn năn hối lỗi của người được hưởng án tù treo đảm bảo rằng người đó xứng đáng với sự khoan hồng của Nhà nước.

Trong thời gian chấp hành phạt tù treo phải tuân thủ quy định
Trong thời gian chấp hành phạt tù treo phải tuân thủ quy định

Trong Điều 65 Bộ luật Hình sự có quy định thời gian thực hiện thử thách người được hưởng án treo sẽ phải tuân thủ 2 điều kiện:

  • Chấp hành nghiêm các cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân. Tuân thủ các nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc, tích cực tham gia lao động, học tập chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung. Thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, có mặt theo yêu cầu của ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dịch. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên phải khai báo tạm vắng, 03 tháng một lần trong thời gian thử thách người hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về bản thân cho người giám sát quản thúc trực tiếp. Đối với trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 – 06 tháng thì phải có nhận xét của công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú, tạm trú để trình báo với ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, quản lý, giáo dục.
  • Người được hưởng tù treo không được phạm tội mới trong thời gian thử thách (bất cứ là tội gì dù vô tình hay cố ý).

Các quyền công dân bị tước khi hưởng án treo

Căn cứ theo điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định rõ về việc tước quyền công dân đối với đối tượng hưởng án treo khi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội khác được quy định trong bộ luật này, cụ thể:

Không được đi bầu cử khi thụ án tù treo
Không được đi bầu cử khi thụ án tù treo
  • Công dân Việt Nam không có quyền ứng cử đại biểu các cơ quan quyền lực Nhà nước.
  • Bị tước quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn bị tước quyền công dân từ 01 năm đến 05 kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù hoặc ngày bản án có hiệu lực đối với người bị kết án được hưởng án tù treo.

Bên cạnh đó người bị kết án tù treo sẽ bị hạn chế một số vấn đề sau:

  • Người bị xử án treo phải thường xuyên báo cáo với cơ quan giám sát (chính quyền địa phương), tuân thủ các quy định về nơi cư trú, công việc và lối sống trong thời gian thử thách.
  • Không được rời khỏi nơi cư trú mà chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Không được tham gia hoặc giữ một số chức vụ công việc có liên quan đến hành vi phạm tội mà đã bị tòa tuyên án.

Những mức rút ngắn thời gian thử thách khi thực hiện án treo

Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách thông qua quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự khu vực khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

  • Đã chấp hành được ½ thời gian thử thách của án tù treo
  • Có nhiều tiến bộ trong thời gian thử thách khi chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tích cực học tập, lao động, sửa lỗi lầm. Người thụ án treo đã lập được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc và được cơ quan có thẩm quyền trao bằng khen thưởng.
  • Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tổ chức giám sát quản thúc giáo dục người có án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Rút ngắn thời gian thử thách tù treo theo quyết định của Tòa án
Rút ngắn thời gian thử thách tù treo theo quyết định của Tòa án

Về thời gian được rút ngắn thử thách sẽ quy định như sau:

  • Mỗi năm người thụ án treo sẽ chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm và được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần. Tuy nhiên sẽ phải đảm bảo thực tế đã chấp hành thời gian thử thách là ¾ thời gian thử thách Tòa đã tuyên.
  • Người thụ án treo được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án tù treo nhưng không được Tòa án chấp thuận. Nếu lần tiếp theo họ vẫn đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tổ chức giám sát vẫn tiếp tục làm đơn đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
  • Trong trường hợp người hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ điều kiện thì Tòa án có quyền quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

Trường hợp nào không được hưởng án treo?

Bên cạnh những người được hưởng án treo nhận được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước thì cũng có những trường hợp không được hưởng án treo, cụ thể:

  • Người phạm tội là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, lợi dụng quyền hạn để trục lợi và để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và bị cơ quan tố tụng truy nã hoặc yêu cầu ra đầu thú trước khi có quyết định của cơ quan xét xử.
  • Người được hưởng án treo trong thời gian thử thách phạm tội mới.
  • Người phạm tội bị xét xử một lần về nhiều tội, trừ các trường hợp sau:

+) Người phạm tội dưới 18 tuổi.

+) Người phạm tội bị xét xử và kết tội 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc ở vai trò giúp sức, đồng phạm không đáng kể.

+) Các lần phạm tội đều tự thú thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Lời kết

Mọi thông tin thắc mắc về án treo cũng như các thủ tục pháp lý cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng để được đội ngũ luật sư hình sự tư vấn, giải đáp miễn phí. Chúng tôi tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong đa lĩnh vực, nắm rõ hồ sơ thủ tục tại các cơ quan thực thi pháp luật, dịch vụ luật sư Hình sự, Dân sự,… chuyên nghiệp báo giá chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *