Bố Mẹ Chưa Ly Hôn Con Có Được Mang Họ Mẹ Theo Luật Không?

Theo tập quán của người Việt Nam, con khi sinh ra sẽ mang họ của bố. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, vợ chồng có thể xảy ra bất đồng khiến cho người vợ không muốn con mang họ cha, hoặc mong muốn của cả hai vợ chồng là con sinh ra mang họ của mẹ. Vậy pháp luật Việt Nam quy định chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của luatdaibang.com để cùng tìm hiểu.

Bố mẹ chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, con sinh ra được mang họ của mẹ trong những trường hợp sau:

Theo thỏa thuận của bố và mẹ

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nội dung khai sinh được xác định theo Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch và quy định sau: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh…

Đối chiếu với Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì họ của cá nhân được xác định theo họ của mẹ đẻ hoặc cha đẻ theo thỏa thuận của hai bên.

Như vậy, khi cha mẹ có thỏa thuận người con mang họ của mẹ thì pháp luật sẽ cho phép và công nhận. Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó phải được thể hiện trong tờ khai giấy khai sinh khi thực hiện thủ tục khai sinh cho con tại UBND xã.

Bố mẹ có thể thỏa thuận cho con mang họ của mẹ
Bố mẹ có thể thỏa thuận cho con mang họ của mẹ

Xem thêm: Bố Mẹ Ly Hôn Con Ở Với Ai? Luật Có Thay Đổi Được Không?

Khi không xác định được cha của con

Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ khi đăng ký khai sinh. Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của con được để trống.

Như vậy, theo quy định này, đứa bé sinh ra khi chưa xác định được cha đẻ là ai thì sẽ mặc nhiên mang họ của mẹ.

Thủ tục chi tiết đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ

Thời hạn đăng ký khai sinh

Theo Điều 15 Luật Hộ tịch, trong 60 ngày kể từ ngày sinh con thì cha hoặc mẹ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh thì ông, bà hoặc người thân thích khác có thể thực hiện việc này .

Con mặc nhiên mang họ của mẹ khi chưa xác định được bố
Con mặc nhiên mang họ của mẹ khi chưa xác định được bố

Xem thêm: Quyền Lợi Của Con Cái Khi Cha Mẹ Ly Hôn – Thông Tin Cụ Thể

Cơ quan đăng ký khai sinh

Theo Điều 13 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Ủy ban nhân dân cấp huyện phụ trách trường hợp có yếu tố nước ngoài) có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.

Thủ tục, quy trình đăng ký khai sinh

Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh, bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh
  • Bản chính Giấy chứng sinh, nếu không có Giấy chứng sinh thì thay thế bằng văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh đẻ, không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh đẻ
  • Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật (khi ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh)
  • Xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng như hộ chiếu/Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh nhân thân.
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh

Bước 2: Nộp giấy tờ tại Ủy ban nhân dân xã (nơi cư trú)

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

  • Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ đã nhận 
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì công chức sẽ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả, sau đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện thì công chức cần hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định, nếu không thể bổ sung hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn cụ thể.
  • Cuối cùng, người trực tiếp đăng ký khai sinh cho con ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

Lệ phí đăng ký khai sinh

Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ hoàn toàn không mất phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu lệ phí.

Tham khảo về Dịch vụ Thủ Tục Ly Hôn của Luật Đại Bàng ngay. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết mọi thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa của bạn trong suốt quá trình ly hôn. Liên hệ ngay để nhận tư vấn chi tiết và tận tình!

Bài viết trên đây của luatdaibang.com đã giải đáp thắc mắc “chưa ly hôn con có được mang họ mẹ” một cách chi tiết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục khai sinh thì hãy trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất! Trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *