Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Thị Trường Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp nguồn vốn quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp tích cực, không ít dự án đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã áp dụng nhiều giải pháp kinh tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thương mại quốc tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng gì đối với tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể như sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều đóng góp cho kinh tế Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều đóng góp cho kinh tế Việt Nam
  • Sự góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Thời gian qua, đã có hơn 4 triệu lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI.
  • Các doanh nghiệp FDI còn tạo ra nhiều việc làm gián tiếp cho nền kinh tế Việt Nam. Người lao động Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài tiếp thu kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài.
  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới như ngân hàng, dầu khí, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

  • Quy mô dự án nhỏ sẽ hạn chế sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.
  • Nhiều doanh nghiệp FDI lợi dụng sự buông lỏng quản lý không tuân thủ pháp luật có những hành vi, thủ đoạn vi phạm các quy định về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế ngày càng gia tăng.
  • Nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ lạc hậu so với công nghệ hiện có tại Việt Nam nên chưa tạo được tác động lan tỏa tích cực đến các doanh nghiệp trong nước hoạt động cùng lĩnh vực.
Quy mô dự án nhỏ sẽ hạn chế sự cạnh tranh của doanh nghiệp
Quy mô dự án nhỏ sẽ hạn chế sự cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam có không ít điểm mạnh trong thu hút FDI, mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Bao gồm:

Vị trí địa lý thuận lợi

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam còn là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây.

So với những quốc gia cạnh tranh khác, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn có thể tiếp cận trực tiếp thị trường Trung Quốc. Không chỉ vậy, nước ta còn có cộng đồng ASEAN “hỗ trợ” với 650 triệu dân, quy mô thị trường lớn hơn EU và GDP gần 4.000 tỷ USD. Cùng với đó, lợi thế về nhân lực và thị trường nội địa tạo nên một thị trường có sức mua khá lớn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thị trường Việt Nam có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư ở hầu hết các lĩnh vực từ bất động sản, hàng tiêu dùng cho đến hạn tầng. Thêm vào đó, việc Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng một cách thuận lợi.

Kinh tế – xã hội ổn định

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư tại Việt Nam không ngừng được cải thiện. Đó là nhờ tình hình kinh tế – chính trị – xã hội ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng hơn.

Những yếu tố này được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao, đồng thời tạo được niềm tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Từ đó tạo điều kiện cho việc gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, các khu kinh tế tiếp tục được nâng cấp.

Việt Nam được biết đến là một trong những nền kinh tế năng động, trong đó có tới 40% dân số ở độ tuổi dưới 25 tuổi, thu nhập bình quân đầu người tăng. Bên cạnh đó, vị trí địa lí cũng thuận lợi, tài nguyên về đất đai và nguồn lực lao động cũng sẽ là lợi thế để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam được biết đến là một trong những nền kinh tế năng động
Việt Nam được biết đến là một trong những nền kinh tế năng động

Kinh tế tăng trưởng ổn định

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Hiện tại, nước ta đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN với quy mô GDP trên 400 tỷ USD.

Đặc biệt, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn rất tích cực cùng sự tham gia ngày càng sâu hơn.

Giúp Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói, Việt Nam đang thực sự khẳng định vị thế của mình là một trong những điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục ổn định
Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục ổn định

Cải thiện môi trường đầu tư

Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn những tồn tại tuy nhiên Việt Nam vẫn được đánh giá có môi trường đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn tạo lập niềm tin với nhà đầu tư.

Các ưu đãi đầu tư tập trung vào ba nhóm: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Việt Nam được duy trì theo hướng tích cực.

Trong điều kiện kinh tế thay đổi, để thích ứng với bối cảnh hội nhập vào kinh tế thế giới, Việt Nam cần thực hiện tốt công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp. Với những chính sách đầu tư hấp dẫn mà Chính phủ đưa ra khiến các nhà đầu tư nước ngoài thêm tin tưởng. Đồng thời, cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm: 

Khai thác có hiệu quả lợi thế từ  FTA

Việc tham gia 17 FTA đang tạo nên bệ đỡ quan trọng để dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Đồng thời,  giúp Việt Nam tiếp cận thị trường tự do của 55 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia của nhóm G20.

Trong tương lai, Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội để Việt Nam thu hút được các doanh nghiệp đến đầu tư, không chỉ là các doanh nghiệp châu Âu mà trên toàn thế giới. Đặc biệt, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU còn mang đến cơ hội thu hút dòng vốn FDI không chỉ ở châu Âu, mà còn từ các quốc gia khác muốn hưởng ưu đãi thuế.

Sự phát triển của Việt Nam tạo ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp
Sự phát triển của Việt Nam tạo ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp

Sự phát triển của Việt Nam hiện nay tiếp tục tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lập kế hoạch. Từ đó, góp phần nâng chất lượng dòng vốn FDI và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước nếu trong tương lai thu hút thành công vốn FDI từ Mỹ.

Khách hàng có nhu cầu về dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp tư vấn toàn diện và hiệu quả, giúp bạn thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam một cách suôn sẻ. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn từ khâu lập hồ sơ, xin cấp phép đến giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Đừng chần chừ, liên hệ với Luật Đại Bàng ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ!

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam không ngừng được cải thiện phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết khác của Luatdaibang.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *