Thủ Tục Và Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Chế Xuất

Việc thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng để hợp pháp hóa và mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp chế xuất, quá trình thành lập đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe hơn so với các công ty thông thường. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất gồm những gì? Thủ tục và quy trình đăng ký thành lập ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Tìm hiểu về doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo khoản 21 Điều 2 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc là các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để phục vụ mục đích xuất khẩu hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Nếu doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất, thì phải được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng cho khu phi thuế quan theo pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

Xem thêm: Các Trường Hợp Bị Cấm Thành Lập Doanh Nghiệp Mới Nhất

Có thể thấy rằng, chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Thực chất, đây là hình thức có các điều kiện xác định và hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc thù. Với các ưu đãi về thuế xuất khẩu và nhập khẩu, chế xuất thường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp chế xuất theo nghị định 35/2022/NĐ-CP
Doanh nghiệp chế xuất theo nghị định 35/2022/NĐ-CP

Điệu kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam hiện nay

Nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Điều kiện chung

Doanh nghiệp chế xuất khi thành lập phải đáp ứng các điều kiện của một doanh nghiệp thông thường. Cụ thể, các điều kiện chung cơ bản bao gồm:

  • Mọi cá nhân hoặc tổ chức đều có quyền tự do thành lập và quản lý doanh nghiệp, ngoại trừ những đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 12 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề không bị pháp luật cấm và phải đăng ký các ngành nghề này.
  • Tên doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và phải được cơ quan nhà nước phê duyệt.

Điều kiện riêng

Theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, phân khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chế xuất cần phải được ngăn cách với các khu vực khác bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào.
  • Phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan, tuân theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan theo pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế như khu phi thuế quan cần được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận rằng doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Điều kiện xây dựng doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định
Điều kiện xây dựng doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định

Theo Điều 28A Nghị định 18/2021/NĐ-CP, các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có hàng rào cứng để ngăn cách với các khu vực bên ngoài, có cổng/cửa ra vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chỉ qua cổng/cửa này.

  • Hệ thống camera phải quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra vào và các vị trí lưu trữ hàng hóa tại mọi thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ thứ 7 & CN và ngày lễ); dữ liệu hình ảnh từ camera phải được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu trữ tại doanh nghiệp tối thiểu 12 tháng.
  • Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế của doanh nghiệp để báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

Thủ tục đăng ký mở doanh nghiệp chế xuất

Sau khi đã biết về các điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất, để thực hiện đăng ký theo dịch vụ thành lập doanh nghiệp, chủ thể cần thực hiện các thủ tục theo quy định như sau:

Quy trình thủ tục xin thành lập doanh nghiệp chế xuất
Quy trình thủ tục xin thành lập doanh nghiệp chế xuất

Bước 1: Đăng ký chủ trương kế hoạch đầu tư với UBND tỉnh

Theo quy định, một số dự án sau đây cần phải đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

  • Dự án được Nhà nước giao, cho thuê đất không qua đấu thầu, đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng và có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các khu đô thị (cho thuê, thuê mua, bán); dự án đầu tư đúng theo quy định pháp luật về các di sản văn hóa.
  • Dự án kinh doanh, đầu tư và xây dựng sân golf.
  • Dự án đầu tư của tổ chức hoặc nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới; thị trấn ven biển; các khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và giấy tờ sau để đáp ứng đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất :

  • Văn bản đề nghị tiến hành thực hiện dự án đầu tư, kèm theo cam kết chịu mọi rủi ro và chi phí trong trường hợp dự án không được chấp nhận.
  • Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao các tài liệu, giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện xây dựng dự án đầu tư nếu không có yêu cầu thuê đất từ Nhà nước, giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Giấy tờ của nhà đầu tư để chứng minh tư cách về mặt pháp lý.
  • Đề xuất về dự án.
  • Bản sao các tài liệu nhắm chứng minh khả năng tài chính của chủ thể.
  • Nội dung giải trình về các công nghệ được sử dụng trong dự án đầu tư.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Các tài liệu khác liên quan đến dự án, điều kiện và năng lực của nhà đầu tư.
Chủ thể cần xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Chủ thể cần xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Xin cấp phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các chủ thể đầu tư cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khác để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

  • Đề nghị ĐKKD.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách chi tiết các thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp.
  • Bản sao công chứng của các giấy tờ cá nhân, quyết định thành lập doanh nghiệp,…
  • Văn bản chứng minh doanh nghiệp có đủ khả năng và điều kiện kinh doanh sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế.

Bước 4: Đăng bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp chế xuất

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần phải phải công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận. Nội dung công bố thành lập sẽ bao gồm các thông tin quan trọng sau:

  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty theo hình thức cổ phần.

Bước 5: Khắc con dấu

Khi đăng bố cáo, doanh nghiệp thực hiện việc khắc con dấu. Số lượng và hình thức con dấu doanh nghiệp do chính doanh nghiệp quyết định và phải tuân theo quy định của pháp luật.

Một số lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Khi tìm hiểu các thủ túc và điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất, việc nắm vững và thực hiện đúng các lưu ý quan trọng là chìa khóa quyết định:

  • Sau 5 ngày làm việc kể từ khi được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp cần phải thông báo về việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp để lưu giữ hàng hóa và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư.
  • Doanh nghiệp chế xuất được cho phép có thể bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định.
  • Chỉ những nhà đầu tư, người lao động làm việc trong khu chế xuất và những đối tác công tác với doanh nghiệp chế xuất mới được phép ra, vào doanh nghiệp chế xuất.
Lưu ý cần biết khi thành lập doanh nghiệp chế xuất
Lưu ý cần biết khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Xem thêm: Thông Tin Về Mức Vốn Tối Thiểu Để Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Luật Đại Bàng

Bạn đang có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp chế xuất nhưng gặp khó khăn với những quy trình phức tạp và thủ tục pháp lý rườm rà? Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn! Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và thái độ chuyên nghiệp, chúng tôi luôn lắng nghe và tư vấn một cách tận tình, đầy đủ về các vấn đề pháp lý liên quan. Để giúp bạn vượt qua những khó khăn và thủ tục phức tạp, chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp và cung cấp giải pháp tối ưu nhất.

Thông tin bài viết trên là sự giải đáp từ Luật Đại Bàng về các vấn đề liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất. Nếu cần hỗ trợ thêm về việc thành lập doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay lập tức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *