So với Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 1573/QĐ-BTP năm 2015 (Điều lệ cũ) thì Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ-TTg năm 2022 có một số điểm khác biệt nhất định. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này.
Tìm hiểu tổng quan về Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Theo Điều 64 Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi bổ sung vào năm 2012 quy định:
Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp ngành luật sư trên phạm vi cả nước, đại diện cho các luật sư, Đoàn luật sư, có con dấu và tài khoản, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải dựa trên nguồn thu từ phí thành viên, những khoản đóng góp của các thành viên và từ nguồn thu hợp pháp khác.
Các thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là những Đoàn luật sư và luật sư cá nhân. Các luật sư sẽ tham gia Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư tại các văn phòng hay công ty dịch vụ luật sư mà họ gia nhập.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam bao gồm có điều lệ, quyền và nghĩa vụ đối với thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam được Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định.
Xem thêm: Các Dịch Vụ Tiêu Biểu Về Pháp Luật Của Công Ty Luật Đại Bàng
Trách nhiệm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì?
Phê duyệt điều lệ của Liên đoàn luật sư tại Việt Nam
Thời hạn 7 ngày làm việc
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc sẽ gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị phê duyệt Điều lệ. Hồ sơ sẽ bao gồm:
- Văn bản đề nghị xét duyệt Điều lệ
- Điều lệ cùng biên bản thông qua Điều lệ;
- Báo cáo kết quả của Đại hội, kết quả bầu Hội đồng luật sư toàn quốc và Ban Thường vụ, Chủ tịch cùng các Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Nghị quyết Đại hội.
Thời hạn 30 ngày làm việc
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ đưa ra quyết định phê duyệt Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam sau khi thống nhất cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trường hợp từ chối cần phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Điều lệ của Liên đoàn Luật sư bị từ chối phê duyệt
- Chứa nội dung trái với quy định Hiến pháp, Luật luật sư, các luật, bộ luật và pháp lệnh có liên quan đến Nghị định này.
- Quy trình và thủ tục thông qua Điều lệ không bảo đảm được tính hợp lệ, dân chủ, công khai và minh bạch theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp Điều lệ của Liên đoàn luật sư bị từ chối phê duyệt thì Hội đồng luật sư toàn quốc sẽ tổ chức thực hiện việc sửa đổi nội dung của Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để tiến hành thông qua Điều lệ theo quy định của pháp luật.
Khi có sự sửa đổi và bổ sung nội dung Điều lệ của Liên đoàn luật sư, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ được sửa đổi, bổ sung thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc sẽ thực hiện gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo Điều lệ sửa đổi và bổ sung; biên bản được thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung cùng Nghị quyết Đại hội. Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi và bổ sung sẽ được hiện theo quy định của Điều này.
Báo cáo, gửi quy định, quyết định, nghị định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Hàng năm, Liên đoàn luật sư tại Việt Nam sẽ có trách nhiệm gửi lên Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư, Đoàn luật sư trong phạm vi cả nước và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thời hạn của kỳ báo cáo được thực hiện theo quy định Bộ Tư pháp.
Bên cạnh việc việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cần báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ và báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có trách nhiệm gửi lên Bộ Tư pháp những quy định, quyết định và nghị quyết của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
Nội dung điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất
Điều lệ của Liên đoàn luật sư tại Việt Nam được quy định theo Điều 67 Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi bổ sung như sau:
- Mục đích, tôn chỉ và biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Mối quan hệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư Việt Nam;
- Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư Việt Nam, rút tên khỏi danh sách luật sư Đoàn luật sư và chuyển Đoàn luật sư của luật sư;
- Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của các luật sư;
- Mẫu trang phục luật sư khi tham gia phiên tòa, mẫu Thẻ luật sư, quy định cấp, đổi và thu hồi Thẻ luật sư;
- Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thể thức bầu, nhiệm vụ và quyền hạn của những cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư, mối quan hệ phối hợp của các Đoàn luật sư khi quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
- Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư cả nước, Đại hội toàn thể, Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư Việt Nam, trình tự và thủ tục tiến hành đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư.
- Ban hành nội quy Đoàn luật sư.
- Tài chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư
- Khen thưởng, kỷ luật luật sư, giải quyết khiếu nại và tố cáo;
- Nghĩa vụ báo cáo hoạt động, tổ chức của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư.
- Quan hệ với cơ quan và các tổ chức khác.
Thông qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất được phê duyệt. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ đến Luật Đại Bàng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tâm huyết, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Hãy để Luật Đại Bàng trở thành người đồng hành tin cậy của bạn trên chặng đường bảo vệ quyền lợi chính đáng.