Mẫu Đơn Ly Hôn Đơn Phương Viết Sẵn Mới & Các Thủ Tục Ly Hôn

Khi hôn nhân chung sống không còn hạnh phúc, gặp nhiều vấn đề không còn tiếng nói chung thì ly hôn đơn phương là cách mọi người lựa chọn để chấm dứt hôn nhân. Cách làm đơn ly hôn đơn phương có phức tạp không cần thủ tục gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây!

Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết sẵn mới nhất

Để ly hôn đơn phương, bạn cần phải viết đơn xin ly hôn đơn phương được trình bày theo mẫu đơn khởi kiện đúng với nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Nhằm giúp bạn có thể làm đơn ly hôn nhanh chóng, chính xác sau đây chúng tôi có mẫu đơn ly hôn đơn phương được viết sẵn – Tải tại đây

Tải mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương mới nhất
Tải mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương mới nhất

Hướng dẫn cách làm đơn ly hôn đơn phương chi tiết

Cách điền vào mẫu đơn xin ly hôn đơn phương (đơn khởi kiện) theo hướng dẫn sau đây:

  • Mục 1: Ghi các thông tin về địa điểm, thời gian mà nguyên đơn làm đơn khởi kiện. 
  • Mục 2: Cần trình bày rõ Tòa án nhân dân cấp quận/huyện hay cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết.
  • Mục 3: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp cho người khởi kiện đó.
  • Mục 4: Viết rõ địa chỉ cư trú tại thời điểm làm đơn.
  • Mục 5, 7, 9, 12 thì ghi giống với mục 3
  • Mục 6, 8, 10, 13 thì ghi giống với hướng dẫn ở mục 4 phía trên
  • Mục 11: Trình bày các nội dung yêu cầu tòa giải quyết gồm:

+) Về quan hệ hôn nhân

+) Về con chung:

+) Về tài sản chung:

+) Nợ chung:

  • Mục 14: Danh mục tài liệu đính kèm gồm: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính, bản sao chứng thực giấy khai sinh (nếu có con), bảo sao chứng thực hộ khẩu, giấy tờ chứng minh tài sản, biên lai giấy tờ chứng minh nợ chung,…
  • Mục 15: Ghi những thông tin mà người khởi kiện thấy cần thiết để phục vụ cho quá trình tòa án giải quyết vụ án.
  • Mục 16: Người khởi kiện ký tên, điểm chỉ vào đơn khởi kiện (nếu người khởi kiện mất năng lực hành vi thì người đại diện hợp pháp sẽ ký tên điểm chỉ thay).

Những lưu ý khi viết đơn xin ly hôn đơn phương

Khi trình bày các nội dung trong thủ tục ly hôn đơn phương, người khởi kiện cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Về quan hệ hôn nhân để căn cứ giải quyết ly hôn

Theo điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nêu rõ, Tòa án chỉ giải quyết trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu như bên đương sự có chứng cứ chứng minh việc đời sống hôn nhân đang rơi vào tình trạng trầm trọng không thể kéo dài. Các hành vi sau đây là căn cứ để Tòa giải quyết ly hôn đơn phương gồm:

  • Một trong hai bên có hành vi bạo lực gia đình gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người còn lại.
  • Vợ/chồng vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
  • Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích gửi đề nghị để yêu cầu ly hôn đơn phương.
Một vài chú ý khi điền các yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương
Một vài chú ý khi điền các yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương

Về vấn đề con chung

Trong trường hợp có con chung với nhau, đương sự cần trình bày rõ thông tin về số con chung, thông tin của con, nguyện vọng của con. Các yêu cầu về quyền nuôi dưỡng và cấp dưỡng cho con để tòa xem xét giải quyết.

Về tài sản chung giữa hai người khi ly hôn đơn phương

Theo luật hôn nhân thì trong quá trình hôn nhân chung sống được xác lập từ thời điểm sau khi đăng ký kết hôn mà cả hai người có tài sản chung. Sau khi ly hôn, tài sản này sẽ chia đôi, theo khoản 2 điều 59 của Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia đôi tài sản dựa theo yếu tố sau:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ/chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ chồng khi tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh để tiếp tục lao động tạo ra thu nhập
  • Lỗi vi phạm của mỗi bên trong vi phạm quyền nghĩa vụ giữa vợ chồng.

Về khoản nợ chung khi làm đơn ly hôn đơn phương

Trong thời kỳ hôn nhân nếu như cả hai có phát sinh khoản nợ với bên thứ ba thì người khởi kiện cần nêu rõ các thông tin, căn cứ và yêu cầu Tòa chia khoản nợ.

Trình tự & thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định mới nhất

Các trình tự và thủ tục ly hôn đơn phương vắng vợ hoặc chồng mà bạn cần nắm rõ gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn vắng mặt

Bên nguyên đơn sẽ cần phải chuẩn bị các giấy tờ để ly hôn đơn phương sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương theo biểu mẫu quy định mới nhất.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.
  • Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, căn cước công dân của vợ/chồng, giấy khai sinh của con (nếu có yêu cầu giành quyền nuôi con).
  • Các tài liệu chứng minh tài sản chung của vợ chồng như hợp đồng mua xe, giấy chứng nhận sử dụng đất, sổ tiết kiệm,…
  • Một số tài liệu khác liên quan đến quan hệ hôn nhân của hai người.
Các thủ tục cần chuẩn bị khi đơn phương ly hôn
Các thủ tục cần chuẩn bị khi đơn phương ly hôn

Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương lên tòa án cấp quận/huyện

Bên phía nguyên đơn sẽ nộp đơn ly khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền cấp huyện hoặc cấp xã nơi bị đơn cư trú, làm việc để được xử lý.

Bước 3: Tòa án nhân dân xem xét và thụ lý vụ án

Sau khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ xem xét vụ án trong 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận đơn.

  • Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì Tòa sẽ gửi thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí (tiền án phí là 300.000đồng).
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Tòa án sẽ có thông báo bằng văn bản nêu rõ yêu cầu nguyên đơn bổ sung hoặc sửa đổi các giấy tờ.

Bước 4: Hòa giải vợ chồng và chuẩn bị xét xử

Trước khi xét xử Tòa án sẽ đưa ra thời gian hòa giải giữa hai bên nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo cơ hội để hai bên thỏa thuận các vấn đề với nhau. Trường hợp mà bị đơn cố tình vắng mặt trong 02 lần triệu tập thì hòa giải ly hôn không thành công.

Bước 5: Mở phiên tòa và kết luận bản án

Phiên tòa xét xử sẽ được mở, sau khi các vấn đề trong hồ sơ ly hôn được giải quyết thì Tòa án sẽ đưa ra bản án sơ thẩm hợp lệ về ly hôn. Nếu tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì đương sự có quyền kháng cáo.

Khi ly hôn đơn phương ai là người được quyền nuôi con

Khác với ly hôn thuận tình nghĩa là vợ chồng có thể thỏa thuận được vấn đề ai là người nuôi con, ai chăm sóc, ai là người cấp dưỡng cho con. Đối với ly hôn đơn phương thường sẽ có tranh chấp giữa hai người về giành quyền nuôi con.

Quyền nuôi con khi làm đơn ly hôn  đơn phương
Quyền nuôi con khi làm đơn ly hôn  đơn phương

Theo quy định khoản 02 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu cha mẹ không thỏa thuận được con sẽ ở với ai thì khi xử ly hôn Tòa án sẽ quy định dựa vào: quyền lợi của on, tham khảo ý kiến, nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên, con dưới 36 tháng tuổi sẽ cho mẹ nuôi hoàn toàn, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con.

Do đó mà việc ai sẽ giành được quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương sẽ do Tòa quyết định tùy theo trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh của cha mẹ. Người không trực tiếp nuôi dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng và có quyền thăm, chăm sóc. Về mức cấp dưỡng và hình thức sẽ do cha mẹ tự thỏa thuận, tòa không can thiệp.

Luật Đại Bàng tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thủ tục ly hôn, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tận tâm. Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý về ly hôn, hãy liên hệ tư vấn miễn phí từ Luật Đại Bàng ngay hôm nay! Gọi ngay hotline 02888888288 để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả!

Kết luận

Trên đây là những thông tin về làm đơn ly hôn đơn phương chi tiết, hy vọng đã giúp ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, thực tế thủ tục rất phức tạp đòi hỏi bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị giấy tờ đầy đủ. Để giải quyết nhanh và chấm dứt nhanh tránh mệt mỏi tốn thời gian bạn có thể tham khảo sử dụng các dịch vụ tư vấn luật của Luật Đại Bàng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *