Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ứng dụng phổ biến, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, doanh nghiệp. Nhưng để lên nội dung hợp đồng chính xác không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Trong bài viết sau, luatdaibang.com sẽ chia sẻ đến bạn nội dung mẫu hợp đồng chính xác cùng một số lưu ý quan trọng cần biết.
Hợp đồng hợp tác trong kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) được hiểu là quá trình ký kết giữa doanh nghiệp, cá nhân nhằm phân chia vốn, lợi nhuận dựa trên Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư 2020. Đồng thời, thông tin ký kết còn có nội dung cùng chịu rủi ro, tạo nên tính ràng buộc giữa hai công ty, cá nhân khi tham gia.
Hiện nay, hình thức ký kết hợp đồng trong kinh doanh được áp dụng phổ biến và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, hợp đồng cộng tác viên cũng được áp dụng hình thức tương tự nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ hai bên.
Quy định hợp đồng hợp tác trong kinh doanh
Để thực hiện hợp đồng hợp tác trong kinh doanh hiệu quả và an toàn, các bên cần hiểu rõ nội dung quy tắc dưới đây. Cụ thể:
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác trong kinh doanh
Hợp đồng kinh doanh bao gồm đặc điểm như sau:
- Trong hợp đồng bao gồm quá trình ký kết và đồng thuận giữa 2 bên doanh nghiệp, cá nhân.
- Nội dung hợp đồng cần được lập thành văn bản chính thức đầy đủ các hạng mục yêu cầu.
- Ngay khi hợp đồng có hiệu lực, các bên cần tuân thủ nguyên tắc, quy định đã thoả thuận từ đầu nhằm tạo nên quá trình hợp tác thuận lợi.
- Trong quá trình ký, các bên cần góp vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh như ban đầu. Khi có lợi nhuận sẽ được chia đều theo tỷ lệ ký kết ban đầu, ngược lại phát sinh lỗ các bên cần tự chịu.
- Đối với hợp đồng hợp tác trong kinh doanh sẽ không có mục đền bù, sau khi hoàn thành ký kết cần cung cấp vốn theo thỏa thuận.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác trong kinh doanh
Theo Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian chấm dứt hợp đồng trong kinh doanh sẽ bao gồm trường hợp sau:
- Dựa vào thỏa thuận cụ thể của các bên trong nội dung hợp đồng.
- Khi thời hạn hợp đồng chính thức kết thúc.
- Sau khi đã đạt được mục đích hợp tác trong kinh doanh.
- Hợp đồng có thể kết thúc dựa vào quyết định cụ thể của đơn vị nhà nước có thẩm quyền.
- Một số trường hợp khác dựa vào quy định của Nhà nước.
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, nếu phát sinh khoản nợ cần chi trả đủ theo quy định. Nếu trường hợp vốn của 2 bên không đủ chi trả thì cần lấy tài sản cá nhân để bù vào.
Nếu trường hợp các khoản vay đã được thanh toán xong, số tiền vốn còn lại sẽ được chia dựa trên tỷ lệ hợp đồng cung cấp. Trong tình huống có thỏa thuận khác thì sẽ có sự thay đổi về cách phân chia.
Cập nhật nội dung của hợp đồng trong kinh doanh
Dựa trên Điều 505 Bộ Luật Dân sự 2015, nội dung pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh sẽ gồm có:
- Thông tin về trụ sở pháp lý, họ tên, nơi cư trú chi tiết của các bên.
- Nêu ra mục đích chi tiết của hợp đồng kinh doanh.
- Trong trường hợp đầu tư cần nêu ra nguồn vốn đóng góp của mỗi bên.
- Phương thức phân chia hoa hồng và lợi tức.
- Chi tiết quyền, nghĩa vụ mỗi bên khi hợp tác.
- Điều kiện tham gia, chấm dứt hợp đồng (nếu có).
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh phổ biến
Hợp đồng hợp tác đầu tư hiện có đa dạng mẫu khác nhau như: mẫu hợp đồng cộng tác viên, mẫu hợp đồng doanh nghiệp và doanh nghiệp,.. Để hiểu rõ hơn về nội dung này bạn hãy cùng tham khảo mẫu ký kết cơ bản sau:
Lưu ý cần biết khi viết hợp đồng hợp tác trong kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến hợp đồng hợp tác trong kinh doanh. Để quá trình thực hiện hợp đồng thuận lợi và tránh sai sót không mong muốn, bạn hãy cùng xem qua một số lưu ý dưới đây. Cụ thể:
Tìm hiểu về đối tác
Trước khi thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác trong kinh doanh, việc tìm hiểu kỹ về đối tác luôn đóng vai trò quan trọng. Do đó, doanh nghiệp, cá nhân nên tìm hiểu thông tin về tài chính, quá trình phát triển, kỹ thuật, chuyên môn của đối tác. Những dữ liệu chính xác sẽ giúp thành viên dễ dàng nắm bắt về độ xác thực, tính hiệu quả cũng như rủi ro của dự án hợp tác trong tương lai.
Nắm rõ định hướng kinh doanh trong tương lai
Khi thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư để đảm bảo quyền lợi và tăng lợi nhuận, doanh nghiệp, cá nhân nên tìm hiểu kỹ định hướng kinh doanh trong tương lai. Quá trình này sẽ đảm bảo hiệu quả hợp tác lâu dài về sau, giúp thành viên hiểu rõ được quá trình phát triển của dự án. Từ đó thực hiện xây dựng nội dung quản chế, điều hành phát triển trong từng giai đoạn.
Hiểu rõ về hình thức hợp đồng phù hợp
Đối với nội dung ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp trong nước, không quy định cụ thể với hình thức văn bản. Nên hành vi, lời nói có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp. Nhưng trường hợp hợp đồng ký kết với doanh nghiệp, cá nhân ở nước ngoài thì mọi nội dung cần tuân theo quy tắc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lựa chọn loại văn bản ký kết phù hợp đối với lĩnh vực, quy mô hợp tác chính thức. Tránh những sai sót không mong muốn gây ảnh hưởng đến thỏa thuận về sau.
Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng hợp tác trong kinh doanh
Ngoài nội dung trên tìm hiểu về hợp đồng hợp tác trong kinh doanh chi tiết. Để có thể tạo nên nội dung hợp đồng bạn cần biết một số câu hỏi sau. Cụ thể:
Hợp đồng hợp tác trong kinh doanh có phải làm dạng đầu tư không?
Dựa vào khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thuật ngữ này sẽ được thể hiện như sau: “14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. “
Do đó, hợp đồng hợp tác trong kinh doanh được hiểu là một dạng đầu tư trên thị trường. Nhằm hướng đến mục đích tạo nên lợi nhuận từ sản phẩm kinh doanh và phân chia theo tỷ lệ đã được ký kết từ ban đầu.
Nếu rút khỏi hợp đồng hợp tác trong kinh doanh có được nhận tài sản đóng góp không?
Theo Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015, “Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia”.
Chính vì vậy, với thắc mắc này thì sau khi kết thúc hợp đồng thành viên có thể yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp. Đồng thời, cần thực hiện thanh toán các khoản theo nghĩa vụ.
Những chủ thể nào được tiến hành ký hợp đồng hợp tác trong kinh doanh?
Dựa trên Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014, chủ thể được phép ký kết hợp đồng kinh doanh gồm có:
- Nhà đầu tư trong nước mang quốc tịch Việt Nam tổ chức kinh tế, không có cổ đông hoặc thành viên có quốc tịch nước ngoài.
- Nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch nước ngoài và thực hiện kinh doanh tại Việt Nam.
- Những tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài, hoặc thành viên, cổ đông từ nước ngoài.
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hợp đồng, hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng! Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Đại Bàng luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Luatdaibang.com chia sẻ về hợp đồng hợp tác kinh doanh và thông tin liên quan. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư pháp ở nhiều lĩnh vực khác. Ngay khi có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận tư vấn pháp lý, giải quyết vấn đề dễ dàng.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam