Hợp đồng mượn tài sản và các quy định pháp lý liên quan

Hợp đồng mượn tài sản là một văn bản pháp lý đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch vay mượn tài sản. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng này sẽ bảo đảm các yếu tố thiết yếu để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng như tránh rủi ro pháp lý. Trong bài viết sau đây, luatdaibang.com sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về hợp đồng vay mượn tài sản.

Khái niệm về hợp đồng vay mượn tài sản

Căn cứ theo quy định Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mượn tài sản được định nghĩa như sau:

“Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản 

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Theo nội dung trong quy định này, hợp đồng vay mượn tài sản có nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến vấn đề cho vay mượn tài sản trong một khoảng thời gian nhất. Sau khoảng thời gian mà các bên đã giao kèo, bên mượn có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản với đúng tình trạng và giá trị như ban đầu vay mượn.

Hợp đồng vay mượn tài sản có vai trò then chốt trong giao dịch
Hợp đồng vay mượn tài sản có vai trò then chốt trong giao dịch

Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên vay mượn tài sản

Pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên mượn và cho mượn. Mục đích để đảm bảo quyền lợi cũng như như cam kết về trách nhiệm của mỗi bên trong giao dịch vay mượn. 

Nghĩa vụ mà bên vay mượn tài sản cần thực hiện

Đối với nghĩa vụ của bên đi mượn tài sản, căn cứ theo quy định Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định như sau:

“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

  1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
  2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
  4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
  5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”

Từ những điều khoản trên trong Bộ luật Dân sự 2015, chúng ta có thể thấy người mượn tài sản có nghĩa vụ hoàn trả tài sản vay mượn đúng thời hạn thỏa thuận và đảm bảo tài sản không bị hư hỏng, tình trạng vẫn được giữ nguyên với trạng thái ban đầu. Đồng thời, bên mượn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn tài sản. Trong trường hợp hư hỏng phải tiến hành sửa chữa, bồi thường.

Quyền của bên đi mượn tài sản theo quy định luật pháp

Bên cạnh đó, ở Điều 497 Bộ luật Dân sư 2015 cũng quy định rõ ràng về quyền lợi của bên mượn tài sản như sau:

“Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản

  1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
  3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.”

Qua đó, người mượn tài sản có toàn quyền được sử dụng tài sản trong thời hạn thỏa thuận. Bên mượn hoàn toàn có thể đàm phán yêu cầu bên cho mượn đưa ra mức chi phí sửa chữa hợp lý nếu xảy ra lỗi hư hỏng. Đồng thời, người mượn không phải chịu bất cứ tổn thất nào mặt hao mòn tự nhiên của tài sản.

3 quyền của bên mượn tài sản theo quy định luật pháp
3 quyền của bên mượn tài sản theo quy định luật pháp

Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Tương tự như bên mượn tài sản, bên cho mượn tài sản cũng cần tuân thủ pháp lý về hợp đồng cũng như tuân thủ đúng nghĩa vụ và quyền của mình theo những quy định của luật pháp Việt Nam. Thông tin cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản theo quy định pháp luật

Căn cứ trong Điều 498 Bộ luật Dân sự 2015, bên cho mượn cần có nghĩa vụ theo hợp đồng mượn tài sản như sau:

“Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản 

  1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có. 
  2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận. 
  3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.”

Bên cho mượn tài sản cần có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin cũng như tình trạng của tài sản. Trong trường hợp tài sản bị hư hại nhưng không thông báo cho bên mượn, người cho mượn cần có trách nhiệm bồi thường thiệt cho đối phương.

Quyền của bên mượn trong giao dịch vay mượn tài sản

Song song với đó, bên cho mượn cũng cần nắm những thông tin sau trong Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo quyền lợi của mình.

“Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

  1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”

Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn hoàn trả lại tài sản với tình trạng ban đầu khi hết thời hạn thỏa thuận. Trong trường hợp muốn lấy lại tài sản trước hạn, người cho mượn phải thông báo trước một khoảng thời gian. Nếu tài sản bị hư hại do bên mượn gây ra, người cho mượn có quyền yêu cầu bồi thường theo những tổn thất đã xảy ra.

3 điều khoản trong quy định về quyền của bên cho mượn
3 điều khoản trong quy định về quyền của bên cho mượn

Mẫu hợp đồng vay mượn tài sản theo pháp luật Việt Nam

Mẫu hợp đồng mượn tài sản hiện hành hợp pháp

Mẫu hợp đồng mượn tài sản hiện hành hợp pháp

Mẫu hợp đồng mượn tài sản hiện hành hợp pháp
Mẫu hợp đồng mượn tài sản hiện hành hợp pháp

Thủ tục công chứng đối với hồ sơ vay mượn tài sản

Để thực hiện thủ tục, người dân cần đến Văn phòng công chứng và tiến hành nộp lệ phí 40.000 VNĐ đối với một trường hợp. Bên cạnh, bạn còn cần trả thù lao công chứng và các chi phí khác tuỳ thuộc vào từng địa phương. Theo quy định của luật pháp Việt Nam, thủ tục công chứng hợp pháp đối với hợp đồng mượn tài sản bao gồm 5 bước. 

  • Bước 1: Người dân tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng công chức hoặc Phòng công chứng.
  • Bước 2: Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra xem thông tin có chính xác, tài liệu có đầy đủ hay không. Trường hợp bộ hồ sơ đã đầy đủ các giấy tờ liên quan, nhân viên công chứng sẽ thụ lý và tiến hành ghi chép vào sổ công chứng. Ngược lại, nếu còn thiếu sót, chứng viên sẽ yêu cầu người dân bổ sung.
  • Bước 3: Tiến hành soạn thảo và ký kết văn bản vay mượn tài sản. Sau khi văn bản được soạn thảo đầy đủ, cả hai bên đi mượn và cho mượn đều được đọc lại toàn bộ bản dự thảo hợp đồng. Nếu không có bất cứ vấn đề gì xảy ra, người yêu cầu công chứng ký kết vào mỗi trang hợp đồng.
  • Bước 4: Người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của toàn bộ giấy tờ của bộ hồ sơ để công chứng viên đối chiếu. Sau đó, công chứng viên sẽ ký xác nhận vào từng trang hồ sơ.
  • Bước 5: Cuối cùng, người yêu cầu công chứng cần nộp lệ phí 40.000 VNĐ cho bộ phận thu phí và nhận kết quả hoàn trả hồ sơ.
5 bước thủ tục công chứng hợp đồng vay mượn tài sản hợp pháp
5 bước thủ tục công chứng hợp đồng vay mượn tài sản hợp pháp

Khách hàng quan tâm đến pháp lý về hợp đồng, hãy liên hệ ngay với đội ngũ luật sư của Luật Đại Bàng để được hỗ trợ chuyên nghiệp và kịp thời! Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn pháp lý cho doanh nghiệp của bạn. 

Hợp đồng mượn tài sản đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Khi lập hợp đồng, đôi bên cần tuân thủ đúng theo các quy định của luật pháp để đảm bảo tính hợp pháp cũng như ngăn chặn các tranh chấp có thể xảy ra. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về loại hợp đồng này hay những thủ tục pháp lý liên quan, đừng ngần ngại liên hệ luatdaibang.com để được chuyên gia tư vấn chi tiết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *