Khiếu nại quyết định hành chính về đất đai bao gồm những thủ tục gì? Trường hợp nào được phép thực hiện khiếu nại hộ? Cá nhân/tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm thụ lý và giải quyết khiếu nại? Mọi thắc mắc trên sẽ được luatdaibang.com giải đáp chi tiết trong các phần nội dung sau đây.
Như thế nào là khiếu nại quyết định hành chính về đất đai?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Trong đó, quyết định hành chính về đất đai là các quyết định hành chính được đưa ra dựa trên pháp luật hiện hành, liên quan đến việc sở hữu và sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức. Cụ thể là quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. (theo Khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013).
Như vậy, khiếu nại quyết định hành chính về đất đai là hoạt động mà cá nhân, tổ chức bị xâm phạm về quyền, lợi ích sở hữu và sử dụng đất yêu cầu cơ quan ban hành xem xét và sửa đổi các quyết định theo đúng quy định pháp luật.
Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại quyết định quản lý đất đai
Người khiếu nại có thể tự thực hiện khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại hộ. Để biết chi tiết điều kiện đệ đơn khiếu nại, mời bạn theo dõi các nội dung sau.
Ai được phép khiếu nại các quyết định hành chính về quản lý đất đai?
Theo Điều 138 của Luật Đất đai 2003 thì các đối tượng có quyền thực hiện khiếu nại gồm có: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền.
Trong đó:
Người sử dụng đất gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;…
- Cộng đồng dân cư;
- Cơ sở tôn giáo;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như:
- Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất;
- Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất…
Trong trường hợp, người khiếu nại không đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện khiếu nại, thì có thể uỷ quyền cho người thân trong gia đình hoặc luật sư. Cụ thể:
- Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
- Người khiếu nại không thể thực hiện khiếu nại vì lý do khác (được chấp thuận theo quy định hiện hành) được phép uỷ quyền cho luật sư đại diện tiến hành các thủ tục khiếu nại quyết định hành chính về đất đai.
Chi tiết điều kiện thực hiện khiếu nại lần đầu và lần hai
Đối với lần khiếu nại quyết định hành chính về đất đai đầu tiên thì có những tiêu chí như sau:
- Đối với trường hợp tự khiếu nại thì người thực hiện khiếu nại phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất đã và đang có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đặc biệt, cá nhân/tổ chức phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Đối với trường hợp khiếu nại hộ, đại diện của người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và đã được người khiếu nại làm giấy uỷ quyền đúng theo pháp luật hiện hành.
- Hồ sơ khiếu nại phải cung cấp được thông tin về việc quyết định hành chính quản lý đất đai trái pháp luật, và có dấu hiệu tác động xấu đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Tương tự như khiếu nại lần đầu thì khiếu nại lần hai cũng cần phải đáp ứng được tất cả các điều kiện trên. Bên cạnh đó, hồ sơ khiếu nại cần phải có thêm giấy quyết định xử lý khiếu nại lần đầu.
Quy trình giải quyết khiếu nại quyết định hành về đất đai thế nào?
Các đơn khiếu nại quyết định hành chính về đất đai sẽ được thụ lý và xử lý theo quy trình như sau:
- Giai đoạn 1: Người khiếu nại hoặc đại diện của người khiếu nại tiến hành soạn thảo và gửi đơn khiếu nại và các giấy tờ liên quan đến cơ quan ban hành quyết định hành chính về quản lý đất đai.
- Giai đoạn 2: Đại diện của cơ quan ban hành tiếp nhận, thụ lý, và xác minh nội dung trong đơn khiếu nại’
- Giai đoạn 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Giai đoạn 4: Khiếu nại lần hai đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu người khiếu nại chưa đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1).
- Giai đoạn 5: Triển khai khởi kiện lên tòa án (nếu người khiếu nại chưa đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2).
Các câu hỏi thường gặp về việc khiếu nại quyết định quản lý đất đai
Phần giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn biết được thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại và cơ quan thụ lý khiếu nại.
Tôi phải nộp đơn khiếu nại cho cơ quan nào?
Các trường hợp gửi đơn khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh và lần 2 đến Bộ trưởng Bộ TN&MT:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo.
- Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp gửi đơn khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp huyện và lần 2 đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
- Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trường hợp gửi đơn khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp xã và lần 2 đến Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại là bao lâu?
Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thì kể từ ngày nhận được quyết định hành chính về đất đai, người khiếu nại phải đệ đơn khiếu nại trong vòng 90 ngày. Nếu quá thời hiệu này thì đơn khiếu nại sẽ bị từ chối thụ lý và giải quyết.
Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu cơ bản là 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận; 45 ngày đối với các đơn khiếu nại có vụ việc phức tạp; 60 ngày đối với các trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa.
Theo Điều 37 Luật Khiếu nại 2011, kể từ ngày thụ lý thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 sẽ được diễn ra trong vòng 45 ngày; đối với các vụ việc phức tạp thì thời gian có thể kéo dài lên 60 ngày. Riêng với các trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa thì không được quá 70 ngày.
Luật Đại Bàng tự hào mang đến dịch vụ Tư Vấn Khiếu Nại Hành Chính toàn diện và chuyên nghiệp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu rộng về lĩnh vực pháp luật hành chính, chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề khiếu nại một cách hiệu quả nhất. Tham khảo ngay!
Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc tìm kiếm mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính về đất đai thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luatdaibang.com sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn mới nhất đang được ban hành. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình đệ đơn để vấn đề khiếu nại được giải quyết sớm nhất.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam