Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội được quản lý bởi tổ chức Nhà nước nằm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Vậy luật bảo hiểm y tế có những quy định gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người dân tham gia như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm y tế trong bài viết dưới đây.
Khái niệm sơ lược về luật bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một hình thức bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo quy định của luật bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe, do Nhà nước tổ chức và không vì mục đích lợi nhuận. Chế độ này thực hiện dựa trên các nguyên tắc đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia đóng BHYT.
Quỹ quản lý BHYT được thực hiện thống nhất, tập trung, minh bạch, công khai, đảm bảo cân đối thu chi và được Nhà nước bảo hộ. Ngoài ra, các nguyên tắc về mức đóng, mức hiểm BHYT và chi phí khám chữa bệnh cũng được quy định chặt chẽ.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, người mua bảo hiểm sẽ được chi trả 1 phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị và phục hồi sức khỏe nếu không may xảy ra bệnh tật, ốm đau hoặc tai nạn.
Xem thêm: Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Và Những Điều Cần Nắm Chắc
Quyền lợi được hưởng của người tham gia đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định, người tham gia đóng bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi khám chữa bệnh như sau:
- Được cấp thẻ BHYT: Đây là công cụ chứng minh quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm y tế, thẻ này có giá trị sử dụng trên toàn quốc và cấp miễn phí cho người tham gia.
- Đóng BHYT theo hộ gia đình: Người tham gia có thể thực hiện đóng BHYT theo hộ gia đình của mình bao gồm vợ chồng, con cái, bố mẹ, ông bà nhằm tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho công tác quản lý.
- Được chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu: Người tham gia đóng BHYT có quyền tự chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tùy theo điều kiện và nhu cầu của mình.
- Được khám chữa bệnh: Người tham gia đóng BHYT có quyền khám chữa bệnh theo các quy định trong danh mục của Bộ Y tế.
- Được thanh toán chi phí khám chữa bệnh: Người tham gia đóng BHYT có quyền được thanh toán các khoản chi phí khám chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế với các mức hưởng khác nhau.
Nghĩa vụ của tất cả người tham gia đóng BHYT
Dựa vào luật bảo hiểm y tế, người tham gia có một số nghĩa vụ cần thực hiện như:
- Đóng bảo hiểm y tế theo đúng thời hạn và đóng đầy đủ.
- Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích và tuyệt đối không cho người khác mượn.
- Chấp hành theo quy định về thủ tục khám chữa bệnh, hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thực hiện thanh toán đầy đủ các phần khám chữa bệnh ngoài phần do bảo hiểm y tế chi trả.
Một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế theo luật bảo hiểm y tế
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định trong luật bảo hiểm y tế, có 6 nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Nhóm đóng do người lao động và người sử dụng lao động
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện đóng
- Nhóm đóng BHYT do ngân sách của Nhà nước
- Nhóm được hỗ trợ mức đóng do ngân sách của Nhà nước
- Nhóm tham gia BHYT theo dạng hộ gia đình
- Nhóm đóng do người sử dụng lao động
Quy định về mức hưởng BHYT khi đi thăm khám, chữa bệnh
Theo Điều 21 của luật bảo hiểm y tế, người tham gia đóng BHYT được chi trả các chi phí thăm khám với các mức hưởng khác nhau như sau:
Khi đi đúng tuyến
Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho những người đi đúng tuyến được quy định như sau:
- 100% chi phí thăm khám, chữa bệnh: Công an, bộ đội, cựu chiến binh, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, thành viên trọng gia đình hộ nghèo,…
- 95% chi phí thăm khám, chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, hàng tháng trợ cấp mất sức lao động, thành viên trong gia đình hộ cận nghèo,…
- 80% chi phí thăm khám, chữa bệnh: Các đối tượng khác.
Khi đi trái tuyến
Theo luật bảo hiểm y tế, khi khám chữa bệnh trái tuyến, người tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán theo một tỷ lệ nhất định dựa trên mức hưởng đúng tuyến như sau:
- Tuyến trung ương: Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú.
- Tuyến tỉnh: Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trên phạm vi cả nước.
- Tuyến huyện: Hưởng 100% chi phí thăm khám và chữa bệnh.
- Trường hợp đặc biệt: Đối tượng thuộc gia đình hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo khi tự đi thăm khám, chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được thanh toán chi phí như trường hợp đúng tuyến.
Các trường hợp không được thanh toán bởi BHYT
Theo Điều 23 của Luật bảo hiểm y tế, các trường hợp không được BHYT thanh toán bao gồm:
- Chi phí khám thai định kỳ, sinh con, phục hồi chức năng.
- Chi phí an dưỡng, điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng.
- Chi phí khám sức khỏe định kỳ.
- Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán thai không phải mục đích điều trị bệnh.
- Chi phí sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút, phá thai, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (trừ các trường hợp phải đình chỉ thai nghén nguyên nhân do bệnh lý của sản phụ hoặc thai nhi).
- Chi phí điều trị các bệnh về mắt như lác, cận thị, tật khúc xạ, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
- Chi phí khi sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp.
- Chi phí sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm răng giả, mắt giả, chân giả, máy trợ thính, kính mắt,…
- Chi phí thăm khám, chữa bệnh do nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc các chất gây nghiện khác.
- Chi phí tham gia giám định pháp y, giám định y khoa, giám định pháp y tâm thần.
Xem thêm: Luật Bảo Hiểm Thất Nghiệp – Điều Kiện Và Mức Hưởng 2024
Hướng dẫn cách tham gia đóng BHYT tự nguyện theo luật bảo hiểm y tế
Dưới đây là những cách để mua BHYT tự nguyện mà chúng tôi muốn giới thiệu:
Mua trực tiếp
Người tham gia đóng bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYT hộ gia đình) có thể đăng ký mua trực tiếp tại các cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi đang cư trú.
Mua trực tuyến
Dựa theo quyết định số 3510/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp người dân chỉ tham gia bảo hiểm y tế thì có thể đăng ký online trên cổng dịch vụ công quốc gia theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link chính thức của trang web của cổng dịch vụ công quốc gia.
- Bước 2: Đăng nhập tài khoản,
- Bước 3: Tìm và chọn mục “Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế”.
- Bước 4: Chọn vào “danh sách dịch vụ công” sau đó chọn “nộp trực tuyến”
- Bước 5: Tiến thành nộp tiền trực tuyến trên cổng dịch vụ công.
- Bước 6: Người tham gia nhận thẻ BHYT bản giấy hoặc bản điện tử tùy theo phương thức đăng ký.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý liên quan đến luật Bảo hiểm, hãy liên hệ với Luật Đại Bàng. Chúng tôi cung cấp tư vấn chuyên sâu để giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc và vấn đề pháp lý về bảo hiểm. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn, đảm bảo bạn nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất!
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về luật bảo hiểm y tế tại Việt Nam của Luật Đại Bàng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bảo hiểm y tế. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 02888888288 để được hỗ trợ.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam