Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp – Văn Bản Hướng Dẫn Mới Nhất

Hiện nay, có khá nhiều văn bản hướng dẫn về luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) khiến nhà quản lý và kế toán không biết nên thực hiện theo văn bản nào. Dưới đây là cập nhật mới về luật thuế TNDN mà chúng tôi muốn chia sẻ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng theo những quy định hiện hành, tham khảo ngay!

Khái niệm sơ lược về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu phải nộp vào trong ngân sách của Nhà nước, tính dựa trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí được khấu trừ.

Thuế TNDN có đóng góp lớn vào ngân sách của Nhà nước, được sử dụng với nhiều mục đích như khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước. Đồng thời, nó cũng là công cụ quan trọng dùng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Tìm hiểu khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Tìm hiểu khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổng hợp những đối tượng cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Chắc hẳn khi nhắc đến thuế TNDN thì đa số mọi người đều biết đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đối tượng chính là doanh nghiệp thì người nộp thuế TNDN có thể bao gồm một số đối tượng khác theo điều 2 luật thuế TNDN 2008, sửa đổi và bổ sung 2013 như sau:

  • Doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập theo quy định của quốc gia khác, có thường trú hoặc không thường trú tại đất nước Việt Nam.
  • Các tổ chức hình thành theo quy định của Luật về hợp tác xã.
  • Đơn vị sản xuất, kinh doanh được thành lập dựa theo quy định của Nhà nước.
  • Các tổ chức khác thực hiện hoạt động kinh doanh trên đất nước Việt Nam và tạo ra thu nhập phải chịu thuế.

Xem thêm: Tư vấn về luật thuế giá trị gia tăng Tại Luật Đại Bàng

Công thức dùng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Căn cứ theo Điều 6 của luật thuế TNDN năm 2008, Điều Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa theo công thức sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế * Mức thuế suất thuế TNDN

Như vậy, để có thể tính được số thuế TNDN phải đóng thì cần tính được thu nhập tính thuế và mức thuế suất, cụ thể:

Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản thu nhập miễn thuế + Khoản lỗ được kết chuyển

Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được khấu trừ + Thu nhập khác

Thuế suất thuế TNDN

Căn cứ theo Điều 10, Điều 13 và Điều 14 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN được tính là 20%.

Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất cao hơn như doanh nghiệp thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp công nghệ cao sẽ áp dụng thuế suất ưu đãi thấp hơn.

Công thức dùng để tính thuế TNDN mới nhất
Công thức dùng để tính thuế TNDN mới nhất

Phương pháp dùng xác định doanh thu tính thuế TNDN

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định rõ ràng như sau:

  • Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền gia công, tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ kể cả phụ thu, trợ giá, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt tiền đã thu hay chưa.
  • Đối với các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu tính thuế TNDN xác định là doanh thu không bao gồm thuế GTGT.
  • Đối với doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu tính thuế TNDN xác định bao gồm cả thuế GTGT.
  • Thời điểm xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với các sản phẩm hàng hóa là khi chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu cho người mua.
  • Thời điểm xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế với dịch vụ là lúc việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoàn thành hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
  • Doanh thu tính thu nhập chịu thuế với các trường hợp cụ thể xem tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và trong khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Xem thêm: Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân – Thông Tin Chi Tiết Nhất

Hướng dẫn phương pháp xác định doanh thu tính thuế TNDN
Hướng dẫn phương pháp xác định doanh thu tính thuế TNDN

Các khoản chi phí được trừ trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi phí không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Khoản chi phí phát sinh thực tế liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các khoản chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Các khoản chi phí nếu có hóa đơn mua dịch vụ, hàng hóa từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên, không dùng tiền mặt để thanh toán (giá đã bao gồm thuế GTGT).

Tổng hợp khoản chi phí không được khấu trừ khi xác định thuế TNDN

Căn cứ theo khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN là:

  • Khoản chi phí không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Chi khấu hao tài sản thuộc một số trường hợp đặc biệt.
  • Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên vật liệu theo định mức Nhà nước ban hành.
Tổng hợp các khoản chi phí không được trừ theo luật thuế TNDN mới nhất
Tổng hợp các khoản chi phí không được trừ theo luật thuế TNDN mới nhất

Những khoản thu nhập được miễn thuế TNDN hiện nay

Theo điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản thu nhập được miễn theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các khoản thu nhập liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy sản,…
  • Thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như tưới tiêu nước, cày bừa, phòng ngừa sâu bệnh,
  • Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
  • Doanh nghiệp có trên 30% lao động là những người khuyết tật, bao gồm cả bệnh binh, thương binh.
  • Thu nhập từ các hoạt động dạy nghề dành cho một số đối tượng đặc biệt như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…
  • Khoản tài trợ dùng để phục vụ cho các hoạt động giáo dục.

Các khoản thu nhập khác cần biết khi xác định thuế TNDN

Có tổng cộng 37 khoản thu nhập khác theo quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Một số khoản thu nhập khác khi tính thuế TNDN cụ thể như sau:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng vốn theo chương IV Thông tư 78/2014/TT-BTC.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo chương V Thông tư 78/2014/TT-BTC.
  • Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư, tuyền thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền chuyển giao công nghệ theo quy định.
  • Các khoản thu nhập từ cho thuê tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (không bao gồm bất động sản).
  • Thu nhập từ các hoạt động mua bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá.
  • Các khoản quà biếu bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
  • Các khoản trích trước vào chi phí nhưng sử dụng không hết.
Các khoản thu nhập khác quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản thu nhập khác quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời hạn kê khai và thực hiện nộp thuế TNDN

Theo Điều 44 luật quản lý thuế năm 2019, thời hạn kê khai, nộp và quyết toán thuế TNDN được quy định như sau:

  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính từng quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý kế tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ thời điểm kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Khi bạn đối mặt với các thách thức hoặc có câu hỏi về Luật quản lý Thuế, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để giải quyết mọi vấn đề pháp lý bạn có thể gặp phải. Hãy cho chúng tôi cơ hội đồng hành cùng bạn trong mọi tình huống pháp lý, giúp bạn điều hướng qua các rắc rối pháp lý một cách an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những thông tin cơ bản về luật thuế thu nhập doanh nghiệpLuật Đại Bàng muốn chia sẻ. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ đến số hotline của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *