Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu Đơn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai, nhà ở hay tranh chấp thừa kế,.. sẽ bắt buộc các bên tham gia phải có thủ tục khởi kiện tại tòa án để giải quyết. Và mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ theo luật. Điều kiện để khởi kiện là gì và chi tiết cách viết như thế nào sẽ có trong bài viết dưới đây của luatdaibang.com.

1. Tìm hiểu các quy định chung liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai 

Trước khi tìm hiểu về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, bạn cần phải nắm rõ các quy định liên quan đến giải quyết vấn đề này như sau: 

1.1. Giải đáp về tranh chấp đất đai là gì? 

Giải đáp về tranh chấp đất đai là gì? 
Tranh chấp đất đai là tranh chấp xảy ra giữa các bên về liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất

Tranh chấp đất đai chính là những tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai bên hoặc nhiều bên trong mối quan hệ theo khoản 24 điều 3 Luật Đất Đai 2013.

1.2. Chi tiết về quy định liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai 

Hòa giải tranh chấp đất đai đã được quy định rõ theo Điều 202 của Luật Đất Đai 2013 như sau:

  • Phía Nhà nước luôn khuyến khích những bên xảy ra tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau hoặc giải quyết bằng phương thức hòa giải tại các cơ sở.
  • Trong trường hợp tranh chấp đất đai nhưng không thể giải quyết được vấn đề giữa các bên tranh chấp thì mới gửi mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đến Uỷ ban nhân dân cấp xã (nơi có xảy ra tranh chấp) để hòa giải.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ phải có trách nhiệm trong việc hòa giải tranh chấp đất đai trong địa phương của mình. Trong quá trình đó sẽ phải kết hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã cũng như các tổ chức thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác để giải quyết. 

1.3 Thời gian xử lý các tranh chấp về đất đai

Thời gian xử lý các tranh chấp về đất đai
Quy trình giải quyết tranh chấp cũng như hoà giải không quá phức tạp

Đối với các thủ tục liên quan đến tranh chấp đất đai sẽ phải thực hiện trong thời gian không quá 45 ngày tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Khoảng thời gian này sẽ bắt đầu được tính kể từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết vấn đề tranh chấp: 

  • Quá trình hòa giải này sẽ phải được lập thành biên bản với đầy đủ chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành công hay không thành công của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau cùng, biên bản này sẽ được gửi đến các bên tranh chấp và lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (nơi xảy ra tranh chấp đất).
  • Với những trường hợp hòa giải nhưng xuất hiện hiện trạng thay đổi về ranh giới hay người sử dụng đất, bắt buộc yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã phải gửi đầy đủ biên bản và giải đến với phòng Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp của các gia đình, cá nhân hay nằm trong cộng đồng dân cư. Đối với những trường hợp khác sẽ phải gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Phía Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường có nghĩa vụ phải trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để tiến hành công nhận việc thay đổi giữa ranh giới đất rồi cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất. 

1.4 Thẩm quyền liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai 

Thẩm quyền liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai 
Hoà giải không thành công thì mới nên tìm hiểu về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Trước khi tìm hiểu về mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, bạn cần phải nắm rõ trong trường hợp tranh chấp đất đai không hòa giải thành công tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì sẽ được giải quyết như thế nào theo Điều 203 Luật Đất Đai 2013:

  • Nếu như tranh chấp đất đai xảy ra nhưng đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc đưa ra được các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai 2013 thì Tòa án Nhân dân sẽ đứng ra giải quyết.

Trong trường hợp, đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc sở hữu một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai 2013 thì đương sự bắt buộc phải lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết như sau:

Thẩm quyền liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai 
Trường hợp không có Giấy chứng nhận sở hữu đất sẽ mất thời gian trong việc khởi kiện hơn
  • Tiến hành nộp mẫu đơn để yêu cầu giải quyết tranh chấp theo Khoản 3 Điều 203 Luật Đất Đai 2013 tại Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. 
  • Tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền dựa trên quy định của pháp luật về luật tố tụng dân sự. Thời điểm này thì bạn mới cần phải tìm hiểu về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ cần phải viết như thế nào.

2. Thông tin về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Thông tin về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Hiểu rõ về mục đích của mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai trước khi khởi kiện

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ là văn bản của một cá nhân hoặc một tổ chức đã bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến đất đai. Văn bản này sẽ được gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền và nguyên đơn dân sự sẽ yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp với bị đơn về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, quyền sử dụng nhà. 

Như vậy, mục đích của mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ là: 

  • Yêu cầu phía Tòa án đứng ra giải quyết các tranh chấp phát sinh với bên bị kiện. Ngoài ra, yêu cầu của các nguyên đơn đối với Toà cũng không giới hạn các nội dung như: Xác định rõ về quyền sở hữu tài sản trên đất, quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
  • Đây sẽ là căn cứ để tòa có thể thụ lý vụ án cũng như giải quyết tranh chấp dựa trên quy định pháp luật. 
  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ là căn cứ để tòa án xác định xem thẩm quyền giải quyết vụ án nằm ở đâu và thời hiệu để khởi kiện. 

3. Hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai 

Sau khi tìm hiểu chi tiết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì cũng như mục đích thì hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau: 

Hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai 
Chi tiết các mục quan trọng trong mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

(1): Ghi rõ địa điểm làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai 

(2): Ghi rõ tên của Toà án có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án. Giả sử, trong trường hợp là Tòa án nhân dân cấp huyện, sẽ cần phải nêu rõ xem Tòa án thuộc tỉnh nào, thành phố hiện đang trực thuộc Trung ương nào. Hãy trong trường hợp giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ phải ghi rõ của tỉnh nào, thành phố nào và địa chỉ chi tiết. 

(3): Giả sử người khởi kiện là cá nhân sẽ phải ghi rõ đầy đủ họ tên. Trong trường hợp người khởi kiện chưa vị thành niên, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, gặp khó khăn trong việc nhận thức làm chủ hành vi của mình thì phải ghi rõ họ tên cùng với địa chỉ của người đại diện hợp pháp. Còn lại, đối với trường hợp người khởi kiện là cơ quan hoặc tổ chức thì sẽ phải ghi rõ tên cơ quan, tên tổ chức cũng như họ tên của người đại diện hợp pháp ra. 

(4) Ghi rõ nơi cư trú hiện tại ở thời điểm nộp mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Nếu người khởi kiện là cá nhân sẽ phải ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của mình. Còn nếu người khởi kiện là một tổ chức hoặc một cơ quan thì ghi rõ địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, cơ quan đó. 

(5), (7), (9) và (12) Tương tự như mục (3).

(6), (8), (10) và (13) Tương tự như mục (4).

(11) Nêu rõ và cụ thể đối với từng vấn đề yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết.

(14) Ghi rõ tên của tất cả các tài liệu đi kèm trong mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và bắt buộc phải đánh số thứ tự.

(15) Ghi rõ mọi thông tin mà người khởi kiện cho thấy cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết vụ án. 

(16) Trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân sẽ phải có chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người đó. Trong trường hợp người khởi kiện chưa vị thành niên, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, gặp khó khăn trong việc nhận thức làm chủ hành vi của mình thì phải có ký tên hoặc điểm chỉ của người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp, người khởi kiện không biết chữ, không thể nhìn hoặc không thể tự ký tên hoặc điểm chỉ thì sẽ phải có người đầy đủ năng lực hành vi dân sự tố tụng làm chứng và ký xác nhận cho.

Nếu như người khởi kiện là cơ quan hoặc tổ chức thì phải yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời cũng cần phải nêu rõ chức vụ cũng như đóng dấu của cơ quan, tổ chức. 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tư vấn luật đất đai miễn phí từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ bạn giải quyết mọi thắc mắc và vấn đề pháp lý về đất đai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

4. Kết luận 

Như vậy, luatdaibang.com đã chia sẻ đầy đủ mọi thông tin và hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất 2024 cho các bạn. Đương nhiên bên cạnh mẫu đơn này, bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều các thủ tục khác nên hãy lưu ý và cân nhắc. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến luatdaibang.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *