Miễn trách nhiệm hình sự: Các quy định và trường hợp cụ thể

Nghe nói đến vấn đề miễn trách nhiệm hình sự nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu được chính xác về nội dung này. Bài viết hôm nay của Luật Đại Bàng sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn về quy định này trong pháp luật nước ta. Cùng đọc và hiểu hơn về Bộ luật hình sự qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự cụ thể

Trong Bộ luật hình sự đã quy định rõ về nội dung miễn trách nhiệm hình sự như sau: “Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm”.

Như vậy, có thể thấy rằng đây chính là một nội dung thể hiện được chính sách nhân đạo của Pháp luật. Việc miễn trách nhiệm này cho thấy sự khoan hồng của Nhà nước dành cho các đối tượng phạm tội. Tuy nhiên không phải cũng được áp dụng biện pháp này mà nó chỉ áp dụng cho một số đối tượng cụ thể và một số trường hợp cụ thể.

Trong một số trường hợp nhất định nếu như hội xét xử xét thấy không nhất thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì quy định này sẽ được áp dụng. Việc miễn trách nhiệm này phải đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm.

Đồng thời phải đảm bảo được vấn đề giáo dục người vi phạm quay đầu hối lỗi để làm người có ích cho xã hội. Trong những trường hợp này mới có thể cân nhắc có nên áp dụng quy định miễn trách nhiệm hay không.

Miễn trách nhiệm thể hiện sự khoan hồng của Pháp luật và nhà nước
Miễn trách nhiệm thể hiện sự khoan hồng của Pháp luật và nhà nước

Quy định miễn trách nhiệm hình sự được viết rất rõ trong Bộ luật hình sự 2015. Bạn có thể tham khảo tại các nội dung Phần thứ nhất – Những quy định chung cũng như là Phần thứ hai – Các tội phạm.

Cụ thể, nội dung này được thể hiện rõ qua Điều 16, Điều 29, khoản 7 Điều 364, khoản 2 Điều 390, khoản 2 Điều 91, khoản 4 Điều 110. Khi đọc các quy định này bạn có thể thấy được những trường hợp và những lý do khác nhau có thể được áp dụng quy định miễn trách nhiệm. Một khi đã được miễn trách nhiệm rồi thì sẽ được xem là người không có án tích.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải phân biệt rõ 2 trường hợp dễ gây nhầm lẫn. Trường hợp 1 là miễn trách nhiệm. Trường hợp 2 đó là thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng không cấu thành tội phạm. Bởi vì việc miễn trách nhiệm không có nghĩa là không có trách nhiệm. Thế nên đối với những người không đủ căn cứ để buộc tội họ thì hội đồng xét xử phải tuyên bố là không phạm tội. Trong trường hợp này không thể tuyên bố là miễn trách nhiệm hình sự được.

Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định BLHS

Vậy theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì những trường hợp nào sẽ được miễn trách nhiệm hình sự? Dưới đây là những trường hợp được miễn mà bạn nên nắm rõ:

Trường hợp 1

Tại điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 đã nêu rất rõ trường hợp miễn trách nhiệm đó là: “Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.

Pháp luật có sự thay đổi, bổ sung và sửa đổi để phù hợp với thời đại, xu hướng và tính chất xã hội. Do đó, điều luật này có thể bây giờ đang đúng nhưng chưa chắc sau khi sửa đổi nó còn đúng nữa. Do đó, khi xét một vụ án hình sự thì cần xem xét về luật hiện hành đang có quy định như thế nào.

Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng thường xuyên có những thay đổi do đó nếu không thường xuyên cập nhật chúng ta vẫn có thể bỏ lỡ điều kiện miễn trách nghiệm cho đối tượng. Có những hành vi trong thời điểm này nó được cho là gây hậu quả nguy hại, nguy hiểm cho xã hội.

Tuy nhiên sau sự thay đổi về chính sách, luật pháp và sự phát triển của xu hướng xã hội dẫn đến hành vi đó không còn gây nguy hại cho xã hội nữa. Lúc này, quy định miễn trách nhiệm hình sự sẽ được áp dụng.

Trường hợp nào sẽ được miễn trách nhiệm theo quy định pháp luật?
Trường hợp nào sẽ được miễn trách nhiệm theo quy định pháp luật?

Trường hợp 2

Trường hợp thứ 2 trong Bộ luật hình sự quy định 1 đối tượng không cần phải chịu trách nhiệm hình sự nữa đó là khi có quyết định đại xá. Đại xá được biết đến là một chính sách quan trọng thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước và Pháp luật đối với với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, việc đại xá này có nghĩa là không truy cứu trách nhiệm hình sự cho đối tượng cụ thể. Đại xá sẽ tha tội hoàn toàn cho một tội phạm, một loại tội phạm hoặc một nhóm người có tội nhất định. Điều này không quan trọng việc họ đã phải chấp hành hình phạt chưa, đã truy tố hay là xét xử hay chưa.

Khi đối tượng vi phạm nhận được quyết định đại xá thì sẽ không cần phải chịu trách nhiệm hình sự cho các vi phạm hình sự của mình nữa. Tuy nhiên, trường hợp nhận được quyết định đại xá rất ít và chỉ dành cho những đối tượng được chỉ định cụ thể.

Trường hợp nào có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định?

Có một số trường hợp có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể đó là:

Trường hợp 1

Tại điểm a khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 đã nêu rõ trường hợp đầu tiên có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình hình sự đó là: “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. 

Có nghĩa là người này đã bị đưa ra điều tra, truy tố và xét xử. Ban Trong quá trình này tình hình đã có sự thay đổi (có thể là về phía nạn nhân hoặc chính sách) khiến cho hành vi phạm tội đó đã không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Lúc này đối tượng có thể có khả năng được miễn trách nhiệm.

Lưu ý là có thể có hoặc không chứ không phải chắc chắn được miễn. Do đó quá trình điều tra và xét xử cũng như sự chuyển biến tích cực của nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong quy định miễn trách nhiệm này.

Trường hợp nào có thể được miễn trách nhiệm theo quy định?
Trường hợp nào có thể được miễn trách nhiệm theo quy định?

Trường hợp 2

Tại điểm b Khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 đã nêu rõ trường hợp đầu tiên có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình hình sự đó là: “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa”.

Có không ít trường hợp khi tiến hành điều tra xét xử người vi phạm đã không còn khỏe mạnh bình thường như khi thực hiện hành vi phạm tội nữa. Ví dụ như đối tượng không may bị đột quỵ và phải nằm thực vật một chỗ nên không thể gây ra các hành vi nguy hại cho xã hội nữa chẳng hạn.

Trong trường hợp này thì hội đồng xét xử cũng có thể cân nhắc để đưa ra quyết định có miễn trách nhiệm cho đối tượng này hay không. Tuy nhiên, cũng cần phải làm rõ rằng đối tượng phải mắc các bệnh hiểm nghèo thì mới được cân nhắc. Còn những bệnh khác vẫn có khả năng gây hại cho xã hội thì sẽ không được nằm trong nhóm được cân nhắc này.

Cũng từ quy định này mà có một số đối tượng sợ phải chịu trách nhiệm hình sự nên đã cố tình mắc bệnh nhằm thoái thác trách nhiệm. Tuy nhiên những trường hợp đó đều không được chấp nhận và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như thường. Thậm chí hành vi cố tình thoái thác này còn là một yếu tố làm tăng thêm hình phạt.

Hội đồng xét xử cũng có thể cân nhắc để đưa ra quyết định
Hội đồng xét xử cũng có thể cân nhắc để đưa ra quyết định

Trường hợp 3

Tại điểm c Khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 đã nêu rõ trường hợp đầu tiên có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình hình sự đó là: “Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.”

Qua điểm này có thể thấy rằng thái độ của người vi phạm có những tác động nhất định đến quyết định của hội đồng xét xử. Nếu như khi điều tra, truy cứu xét xử thái độ độ của đối tượng là sự dối trá, thách thức, không hợp tác thì cơ hội được giảm án là cực kỳ thấp. Nhưng nếu như đối tượng có sự ăn năn hối cải, tự thú và tự khắc phục được hậu quả đến mức thấp nhất thì hoàn toàn có thể có cơ hội được nhận miễn trách nhiệm.

Trường hợp được bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự?

Trên đây là những trường hợp mà hội đồng xét xử miễn truy cứu hình sự thông qua tình tiết của vụ việc. Tuy nhiên, vẫn có thêm 1 trường hợp người thực hiện tội phạm có thể được miễn truy cứu hình sự nữa đó chính là đơn xin của đại diện người bị hại. Tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 đã nêu rõ:

Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Trường hợp được bị hại đề nghị miễn trách nhiệm 
Trường hợp được bị hại đề nghị miễn trách nhiệm

Như vậy nếu như hành vi phạm tội của đối tượng là không có sự cố ý, hơn nữa hậu quả gây ra cũng ít nghiêm trọng thì có thể được cân nhắc. Người thực hiện hành vi đã tình nguyện khắc phục hậu quả mà mình gây ra một cách kịp thời, nhanh chóng và có trách nhiệm cũng là một yếu tố xem xét. Quan trọng hơn, phía đại diện của người bị hại cũng có thêm đơn xin miễn trách nhiệm cho đối tượng thì cơ hội được miễn trách nhiệm là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Kết luận

Như vậy, bài viết ngày hôm nay của Luật Đại Bàng đã giải đáp cho bạn khái niệm miễn trách nhiệm hình sự là gì. Đồng thời chúng tôi cũng đã tổng hợp những trường hợp có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn có nhu cầu tư vấn về luật hình sự hãy liên hệ ngay đến văn phòng của Luật Đại Bàng. Chúng tôi là công ty luật hàng đầu hiện nay cung cấp dịch vụ luật sư Hình sự với đội ngũ luật sư, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm có thể giúp bạn xử lý các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *