Quyền thừa kế tài sản là vấn đề pháp lý quan trọng và phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên liên quan. Việc nắm rõ các thủ tục cũng như vấn đề pháp lý về thừa kế tài sản đối với người dân là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp bạn đảm bảo quyền thừa kế hợp pháp và tránh những trường hợp tranh chấp không đáng có. Sau đây, luatdaibang.com sẽ chia sẻ chi tiết về quyền thừa kế di sản.
Giải thích khái niệm quyền thừa kế
Quyền thừa kế tài sản hay pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy định về thủ tục chuyển nhượng tài sản từ người đã mất sang các thân nhân của họ. Đây là một quyền quan trọng được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm tài sản của người quá cố được phân chia một cách hợp lý và công bằng.
Người để lại di sản có toàn quyền quyết định những đối tượng sẽ nhận được tài sản của mình để lại. Đồng thời, người thừa kế tài sản của người đã mất cũng có quyền từ chối nhận di sản. Trường hợp, người đã mất lập di chúc thì tài sản sẽ được phân chia theo di nguyện của họ. Nếu không có di chúc, tài sản được phân chia dựa trên quy định của pháp luật.
Những trường hợp thừa kế di sản theo quy định pháp luật
Các trường hợp thừa kế di sản hợp pháp được quy định cụ thể trong Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Người mất để lại di sản nhưng không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, không có hiệu lực trước pháp luật Việt Nam.
- Người thừa kế theo di nguyện trong di chúc đã mất trước hoặc cùng một thời điểm qua đời với người để lại tài sản.
- Người thừa kế hợp pháp theo di chúc chủ động từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền thừa kế.
- Những phần di sản của người đã mất không được định đoạt sẽ phân chia cho ai trong di chúc.
Thứ tự thừa kế tài sản theo luật Dân sự
Thứ tự quyền thừa kế tài sản cũng đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 theo thứ tự ba hàng thừa kế như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Thứ tự thừa kế sẽ được xác định theo những người ở hàng thừa kế trên sẽ được ưu tiên được hưởng di sản. Tất cả các đồng thừa kế trong cùng một hàng đều được phân chia mức tài sản bằng nhau.
Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng tài sản khi toàn bộ người thuộc hàng trước kế trước qua đời, từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền thừa kế. Trong trường hợp, con của người để lại di sản đã qua đời trước hoặc cùng thời điểm thì quyền thừa kế di sản sẽ được chuyển lại cho cháu hưởng phần tài sản mà cha hoặc mẹ cháu được thừa kế.
Thủ tục làm thừa kế tài sản hợp pháp tại Việt Nam
Thủ tục thừa kế tài sản hợp pháp tại Việt Nam bao gồm 6 bước chi tiết như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thừa kế tài sản
Đầu tiên, người có quyền thừa kế tài sản cần chuẩn bị hồ sơ giấy thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật bao gồm 6 phần:
- Trích lục hoặc bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như: sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà cửa, xe cộ hoặc những tài sản có giá trị khác…
- Văn bản đề nghị nhận tài sản thừa kế theo luật hiện hành.
- Bản gốc hoặc bản sao của di chúc hợp pháp (nếu có)
- Giấy tờ tùy thân của người được thừa hưởng tài sản như hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Giấy tờ liên quan khác được sử dụng để xác minh mối quan hệ giữa người thừa kế và người để lại tài sản như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ khai nhận tài sản tại cơ quan có thẩm quyền
Cá nhân hoặc những người thừa kế cần mang hồ sơ đã chuẩn bị đến nộp tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã/ phường nơi người để lại di sản cư trú. Hồ sơ và các biên bản thừa kế tài sản sẽ được kiểm tra và tiến hành thẩm định để xác định tính hợp pháp.
Bước 3: Công chứng di chúc/ phân chia tài sản
Trường hợp, người đã mất có để lại di chúc thì bản di chúc thừa kế đó cần được công chứng bởi văn phòng công chứng để có giá trị về mặt pháp lý. Sau đó, toàn bộ tài sản của người qua đời được phân chia dựa trên di nguyện trên di chúc.
Nếu không có di chúc, tài sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật về quyền thừa kế tài sản. Cơ quan công chứng sẽ xvas nhận danh sách người thừa kế hợp pháp và tiến hành các thủ tục phân chia tài sản.
Bước 4: Kê khai thuế và lệ phí
Người thừa hưởng tài sản cần kê khai và nộp các khoản thuế cũng như lệ phí liên quan đến việc thừa kế di sản bao gồm: lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế và một số chi phí phát sinh khác tuỳ thuộc vào tài sản thừa kế.
Bước 5: Chuyển quyền sở hữu tài sản từ thừa kế
Sau khi hoàn tất toàn bộ các thủ tục từ công chứng đến nộp thuế, người thừa kế cần tiến hành thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản tại các cơ quan chức năng liên quan. Cụ thể như sau:
- Đối với đăng ký đất đai đến Văn phòng Đăng ký đất đai tại địa phương có đất thừa kế.
- Đối với đăng ký xe đến cơ quan công an tại nơi mà bạn cư trú.
- Đối với một số loại tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu… sẽ đến các cơ quan có thẩm quyền tương ứng như ngân hàng, tổ chức tài chính.
Bước 6: Nhận bàn giao tài sản
Khi đã hoàn tất thủ tục pháp lý và chuyển quyền sở hữu, người thừa kế sẽ nhận bàn giao tài sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Các tài sản này sau khi được chuyển quyền sẽ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người thừa kế.
Một số câu hỏi liên quan quyền thừa kế tài sản
Sau đâu là một số thắc mắc về vấn đề thừa kế tài sản mà nhiều người quan tâm:
Vợ có quyền thừa kế tài sản riêng của chồng không?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng giữa vợ và chồng như sau:
“Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”
Như vậy, trong trường hợp không có di chúc, tài sản riêng của người chồng sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Trong đó, vợ, con, cha mẹ ruột của chồng sẽ là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được phân chia đều với tất cả các người đồng thừa kế.
Tài sản thừa kế không có di chúc được phân chia như thế nào?
Trường hợp người mất không để lại di chúc, toàn bộ tài sản sẽ được kê khai và phân chia theo thứ bậc ba hàng thừa kế. Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm cha mẹ ruột, vợ hoặc chồng, con ruột, cha mẹ nuôi, con nuôi sẽ được hưởng tài sản. Tài sản của người đã mất sẽ được chia đều cho tất cả các đối tượng ở hàng thừa kế thứ nhất.
Trường hợp, hàng thừa kế thứ nhất đã qua đời hoặc từ chối nhận di sản, bị tước quyền thừa kế sẽ chuyển nhượng sang hàng thứ hai. Tương tự như vậy cho đến hàng cuối cùng.
Để được hỗ trợ về Di chúc thừa kế, khách hàng chỉ cần liên hệ với đội ngũ luật sư và chuyên gia của Luật Đại Bàng. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để bảo vệ quyền lợi và tài sản của bạn một cách tốt nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên của luatdaibang.com để hiểu và thực hiện đúng các thủ tục quyền thừa kế tài sản không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người thừa kế. Mà điều này còn đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong quá trình phân tích tài sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia pháp lý của luatdaibang.com để được tư vấn chi tiết hơn.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam