Sổ Hồng Và Thủ Tục Sang Tên – Cập Nhật Quy Định Mới Nhất

Sổ hồng chỉ là cách gọi của người dân dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản trên đất. Tuy là tên gọi quen thuộc nhưng rất ít người hiểu đúng và biết thủ tục sang tên loại giấy tờ này như thế nào. Do đó, bài viết này luatdaibang.com sẽ trình bày khái quát các nội dung liên quan để bạn hiểu rõ hơn. 

Thông tin chi tiết về số hồng theo quy định của pháp luật?

Trong quy định của nước ta chưa từng xuất hiện thuật ngữ sổ hồng. Đây là tên gọi mà người dân tự đặt cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở. 

Thông tin chi tiết về số hồng theo quy định của pháp luật?
Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong quy định

Trước ngày 10/12/2009 ở nước ta tồn tại loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở tại thị trấn, nội thành hoặc thị xã có màu hồng theo mẫu của Bộ xây dựng. Và đây cũng chính là loại giấy tờ mà người dân gọi là sổ hồng

Khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì tất cả người sử dụng đất, nhà ở, tài sản liên quan tới đất được đổi sang một mẫu thống nhất. Nhưng hiện nay, người dân vẫn thường gọi sổ hồng và sổ đỏ để dễ dàng phân biệt 2 loại giấy tờ này. 

Xem thêm: Sang Tên Sổ Đỏ 2024 Cập Nhật Thủ Tục, Mức Lệ Phí Mới Nhất

Sổ hồng có khác gì so với sổ đỏ, cách phân biệt

Đây là hai thuật ngữ thường xuất hiện cùng nhau và rất dễ nhầm lẫn. Do đó, chúng tôi sẽ tạo bảng so sánh để mọi người có thể dễ phân biệt.

Sổ hồng có khác gì so với sổ đỏ, cách phân biệt
Phân biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ trong quy định nhà nước
Sổ hồng Sổ đỏ
Định nghĩa  “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” cấp bởi Bộ Xây dựng trước 10/8/2005. 

Được đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” ban hành trước ngày 10/12/2005 của  Bộ Tài Nguyên và Môi trường. 

Tên gọi pháp lý là ““Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Đối tượng sử dụng Được sở hữu bởi chủ nhà cũng là người sử dụng đất ở, chủ sở hữu của căn hộ trong nhà chung cư.  Chứng minh quyền sử dụng đất và là chứng nhận, công cụ để bảo vệ quyền hạn, lợi ích của người chủ sở hữu đất. 
Khu vực cấp Khu vực cấp sổ hồng là bên trong đô thị Khu vực cấp nằm ngoài đô thị. 
Loại đất được cấp  Được cấp cho những loại đất ở đô thị.  Được cấp cho đất ở nông thôn, đất làm nông, lâm nghiệp, đất dùng nuôi trồng thủy sản, làm muối, 
Giá trị pháp lý Đều có giá trị pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất. Sổ hay giấy chỉ ghi nhận quyền gắn liền với đất còn không tồn tại giá trị khi đứng độc lập. 

Trường hợp nào thì được nhà nước cấp sổ hồng?

Trường hợp nào thì được nhà nước cấp sổ hồng
Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận theo quy định

Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đã đề cập trong Khoản 1 Điều 99 của Luật Đất đai 2013 gồm: 

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013. 
  • Người giao hoặc cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.
  • Người được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, góp vốn, xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất. 
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải sau tranh chấp, bản án của Tòa, quyết định thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,…
  • Người trúng đấu giá khi đấu thầu quyền sử dụng đất được cấp sổ hồng
  • Người đang sử dụng đất trong khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao, kinh tế. 
  • Người mua nhà ở, tài sản trên đất, gắn liền với đất. 
  • Người được nhà nước thanh lý hoặc hóa giá nhà ở, mua nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước. 
  • Người sử dụng đất đã tách thửa, hợp thửa, các nhóm người sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng hiện có. 
  • Người sử dụng cần đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. 

Thủ tục sang tên sổ hồng theo quy định mới nhất

Trong quá trình này, bạn cần cung cấp được đủ các loại giấy tờ cần thiết, cụ thể như sau: 

Bước 1: Công chứng giấy tờ

Bước 1: Công chứng giấy tờ
Công chứng giấy tờ liên quan cho thủ tục sang tên sổ hồng

Thủ tục sang tên sổ hồng cho con cần công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất, nhà ở tại văn phòng công chứng, UBND nơi có đất. Nhưng để thực hiện được công chứng này thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm: 

  • Hợp đồng tặng, cho đã soạn sẵn mà chưa ký (cần ký trước mặt công chứng viên hoặc cán bộ chứng thực), hoặc yêu cầu dịch vụ soạn thảo từ phòng/văn phòng công chứng.
  • Tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, cần cung cấp giấy chứng nhận như Sổ đỏ hoặc sổ hồng.
  • Các giấy tờ nhân thân, bao gồm giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của bố, mẹ, và con.
  • Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ có thể được yêu cầu để chứng minh quan hệ hôn nhân và tài sản chung.
  • Đối với trường hợp con đã kết hôn, cần cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của con (nếu có), vì một số văn phòng công chứng có thể yêu cầu điều này.
  • Phiếu yêu cầu công chứng để hoàn tất quy trình.

Bước 2: Kê khai lệ phí và thu nhập cá nhân

Các bên liên quan cần phải thực hiện kê khai phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 ngày kể từ khi lập hợp đồng sang tên sổ hồng. Trong đó phải bao gồm các loại giấy tờ sau: 

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN, được ban hành tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất theo mẫu số 01/LPTB, được ban hành tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Bản gốc của hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế quyền sử dụng đất. 
  • Ban sao sổ hồng đã được công chứng. 
  • Bản sao của căn cước công dân và giấy xác nhận cư trú. 

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục sang tên

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục sang tên
Chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục sang tên sổ hồng

Để thực hiện sang tên sổ hồng, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đủ các loại giấy tờ sau: 

  • Tờ đơn đăng ký biến động đất đai được nộp theo mẫu 09/DK (ban hành theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT). 
  • Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi đất đai bao gồm: hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho hoặc văn bản phân chia thừa kế, tài sản có công chứng. 
  • Bản gốc “Giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất” (sổ hồng)
  • Thẻ CCCD có gắn chip hoặc giấy tờ chứng minh thông tin cư trú của người được hưởng quyền sử dụng đất hoặc mã số nhận dạng cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Bản gốc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
  • Các giấy tờ liên quan khác: Giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân,…

Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên và chờ kết quả

Sau khi đã hoàn tất hồ sơ và đóng thuế thì bên nhận nộp hồ sơ hoàn chỉnh cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận. Nhân viên nhận hồ sơ và đưa phiếu hẹn ngày trả kết quả. Đến ngày được thông báo, bạn đến địa điểm yêu cầu để nhận sổ hồng mới và hoàn tất thủ tục.

Thời gian tiếp nhận và xử lý không quá 10 ngày làm việc hoặc 20 ngày tại các địa điểm như xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn tính tư ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Thời gian làm việc không bao gồm các ngày nghỉ theo quy định như lễ, tết, cuối tuần. 

Xem thêm: Hướng Dẫn Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Đã Có Sổ

Để thực hiện việc sang tên đất đai một cách hợp pháp và hiệu quả, quy trình phải tuân thủ các quy định được luật pháp quy định là rất quan trọng. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với Luật Đại Bàng để nhận được sự tư vấn luật đất đai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đất đai, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi thủ tục, quy trình và vấn đề pháp lý liên quan.

Kết luận

Sổ hồng là căn cứ chứng minh về quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Người dùng cần phân biệt loại giấy tờ này với sổ đỏ để tránh nhầm lẫn. Khi có nhu cầu cần sang tên, chuyển nhượng thì bạn cần thực hiện đúng theo thủ tục của nhà nước hoặc liên hệ luatdaibang.com để được tư vấn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *