Sổ hồng riêng có lợi về mặt pháp lý hơn sổ hồng chung, cụ thể là trong quá trình mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,… Nếu bạn đang phân vân về các hoạt động liên quan đến 2 loại sổ hồng này thì nên đọc qua bài viết sau đây của luatdaibang.com.
Cách hiểu chính xác và chuẩn nhất về sổ hồng riêng
Sổ hồng riêng chính là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” chỉ có duy nhất một chủ sở hữu. Sổ có màu hồng nhạt với 4 trang có nền giấy là hình hoa văn trống đồng do Bộ xây dựng ban hành. Chủ nhân SHR sẽ có toàn quyền mua bán, tặng cho, thế chấp,… tài sản đất đai trên sổ.
Điều kiện cơ bản để được cấp sổ hồng riêng
Căn cứ khoản 2 điều 46 Nghị định 99/2015/NĐ-CP: “Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà có 2 tầng trở lên, trong đó có từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu khép kín với diện tích sàn tối thiểu từ 30m2 trở lên được cấp sổ hồng. Với kiểu khép kín có từng phòng riêng như: khu bếp riêng, nhà vệ sinh riêng, nhà tắm riêng và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.”
Như vậy, điều kiện tiên quyết để được cấp sổ hồng riêng là diện tích tối thiểu phải đạt chuẩn theo quy định của Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, chủ sở hữu phải cung cấp được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Nếu có hơn 2 người đồng sở hữu thì phải chứng minh được các chủ thể có mối quan hệ vợ chồng, con cái.
Theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì quy định cụ thể về điều kiện cấp sổ hồng như sau:
- Đối với trường hợp chủ thể có thể cung cấp được giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
- Đối với trường hợp chủ thể không thể cung cấp được giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
Các thủ tục cần làm để được cấp sổ hồng riêng theo luật định
Theo điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Quyết định 1085/QĐ-BTNMT, quy trình cấp sổ hồng sẽ trải qua 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chủ thể có nhu cầu cấp SHR chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ khoản 1 điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cá nhân/hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04a/ĐK.
- Giấy tờ chứng minh cá nhân/hộ gia đình đã hoàn tất đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến nhà đất.
- Giấy tờ chứng minh cá nhân/hộ gia đình được miễn nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Giấy tờ uỷ quyền đã được công chứng (nếu chủ sở hữu có lý do không thể tự thực hiện thủ tục và muốn uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác).
Giai đoạn 2: Cán bộ địa chính tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân/tổ chức bổ sung hồ sơ. Đối với các hồ sơ hợp lệ, cán bộ sẽ viết và đưa phiếu tiếp nhận cùng phiếu hẹn trả kết quả cho người đệ đơn.
Giai đoạn 3: Cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ kiểm tra địa chính thửa đất
Văn phòng đất đai tiến hành đo đạc, xác minh thông tin địa chính của thửa đất với nội dung trong hồ sơ đã nộp của cá nhân/tổ chức. Tiếp đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành gửi thông báo nộp lệ phí cho các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Giai đoạn 4: Cá nhân/tổ chức hoàn thành nghĩa vụ tài chính dựa trên thông báo của chi cục thuế
Trong vòng 3 ngày làm việc (kể từ khi nhận được thông báo của chi cục thuế), cá nhân/hộ gia đình phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và tiền sử dụng đất (nếu có). Lưu ý, khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cá nhân/hộ gia đình nên lưu giữ lại hoá đơn, chứng từ liên quan.
Giai đoạn 4: Cá nhân, hộ gia đình nhận kết quả
Khi cá nhân, hộ gia đình đã hoàn tất các khoản phí nêu trên, Văn phòng đất đai hoặc chi nhánh của đơn vị sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình đã nộp hồ sơ.
Điểm khác nhau giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung là gì?
Dưới đây là 4 điểm khác nhau cơ bản giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên SHR là cùng một người hoặc hai người có quan hệ vợ chồng, con cái. Trong khi đó, chủ thể đồng sở hữu sổ hồng chung sẽ có từ hai người trở lên không có quan hệ vợ chồng, con cái.
- Không như SHR, mọi hoạt động mua bán, tặng cho, thế chấp,… với sổ hồng chung phải nhận được sự chấp thuận của tất cả các cá nhân có tên trên sổ. Chỉ cần một chủ sở hữu không đồng ý thì mọi hoạt động đều sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.
- Đối với sổ hồng riêng thì tại khoản d) Hình thức sử dụng trên sổ sẽ có ghi “Sử dụng riêng. Với sổ hồng chung, dòng chữ này sẽ được thay thế bởi “Sử dụng chung”. Ngoài ra, ngay trang 1 của sổ hồng chung sẽ có nội dung “cùng sử dụng đất với”.
- So với sổ hồng chung thì các hoạt động liên quan đến SHR được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bởi, tài sản trên sổ muốn mua bán thuê, chuyển nhượng, tăng cho, thế chấp,… thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận của tất cả các chủ sở hữu, giấy phép xây dựng cũng như bản vẽ tổng khu và từng căn.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến sổ hồng chung và sổ hồng riêng
Dưới đây là phần giải đáp chi tiết đã được tham vấn bởi luật sư của luatdaibang.com, bạn có thể tham khảo để tìm câu trả lời cho các vấn đề đang gặp phải.
Thực sự không nên mua đất, nhà ở sổ hồng chung?
Nếu có điều kiện thì dĩ nhiên đất, nhà ở có sổ hồng riêng vẫn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp tài chính hoặc các tiêu chí khác không cho phép thì đất, nhà ở sổ hồng chung vẫn là một lựa chọn đáng để cân nhắc.
Về mặt pháp lý, các vấn đề liên quan đến sổ hồng chung rất phức tạp và nhiều rủi ro. Song, bạn hoàn toàn có thể chủ động trước các rủi ro thông qua các thủ tục trước khi mua nhà đất có sổ hồng chung. Dưới đây là một số nội dung mà bạn cần quan tâm khi có ý định đồng sở hữu nhà đất với các chủ thể khác.
- Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình trạng pháp lý của nhà đất, nhất là thông tin về các chủ sở hữu. Bạn tuyệt đối không nên lựa chọn nhà đất có dấu hiệu tranh chấp trước đó.
- Nếu mua căn hộ chung cư thì nên ưu tiên dự án của các chủ đầu tư lớn uy tín trên thị trường. Đặc biệt, khi ký kết cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ liên quan như sổ hồng chung, giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
- Nhà đất có thể chuyển thành sổ hồng riêng trong tương lai sẽ là phương án tối ưu nhất trong trường hợp bạn chỉ có khả năng mua nhà đất sổ hồng chung ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể xác thực thông tin này thông qua quá trình tham vấn với luật sư hoặc chuyên gia bất động sản.
Có thể chuyển đổi sổ hồng chung thành sổ hồng riêng không?
Như đã đề cập ở nội dung trên thì trong một số trường hợp, bạn hoàn toàn có thể tách sổ chung thành sổ riêng. Song để làm được điều đó thì cần phải đáp ứng một số tiêu chí sau:
- Diện tích sử dụng nhà đất ít nhất phải đạt được mức diện tích tối thiểu để được tách thửa.
- Bạn cần cung cấp được giấy tờ chứng minh hoạt động khước từ tài sản của các chủ thể đang đồng sở hữu trên sổ hồng chung. Cụ thể là văn bản tặng cho hoặc văn bản chuyển nhượng quyền sở hữu của các chủ thể còn lại cho bạn.
Công ty Luật Đại Bàng hỗ trợ bạn trong quy trình sang tên, đổi chủ sở hữu, và các thủ tục pháp lý khác liên quan đến đất đai. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đại diện cho bạn trong các vụ án, giải quyết tranh chấp, và bảo vệ quyền lợi pháp lý của bạn. Nhận tư vấn Luật Đất Đai chi tiết!
Sổ hồng riêng là loại giấy tờ quan trọng và tối ưu nhất về mặt pháp lý trong quan hệ đất đai. Khi đã sở hữu SHR, bạn sẽ có toàn quyền đối với tài sản đang sở hữu, tức không cá nhân/tổ chức nào có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích của bạn. Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu tách thửa để sở hữu SHR thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua website luatdaibang.com để được hỗ trợ nhanh nhất.