Tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả bị xử phạt nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu về các chế tài xử phạt được áp dụng trong trường hợp này nhé!
Các nội dung chung về tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả
Trước khi biết tội này bị xử phạt nặng hay nhẹ thì bạn cần phải hiểu tiền giả là gì, như thế nào gọi là tiền giả. Đây là loại tiền được sản xuất khi không có chế tài của Chính phủ hay Nhà nước. Có nghĩa là tiền này được làm bởi một nhóm người, một tổ chức, một đơn vị mà chưa được sự cấp phép của nhà nước.
Để xử phạt về các hành vi sản xuất, sử dụng, buôn bán tiền giả thì phải có một khái niệm dùng chung cho loại tiền này. Chính phủ nước ta đã nêu rõ khái niệm tiền giả trong Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 đó là:
“Tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành”.
Cho nên tất cả những đồng tiền được sử dụng, lưu hành trên thị trường mà không phải do Ngân hàng Nhà nước sản xuất thì đều được quy thành tiền giả. Do đó, đây chính là căn cứ pháp lý để các cơ quan tố tụng xử lý những hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
Thông tin chung về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Để biết được chế tài xử lý của tội này như thế nào chúng ta cần biết được quy định của pháp luật, dấu hiệu pháp lý, hình phạt,…
Quy định của pháp luật
Tại Điều 207 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã nêu rất rõ các quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả rồi. Khi thực hiện những hành vi trên có nghĩa là người đó thuộc vi phạm hình sự, sẽ được xử lý theo khung hình sự. Quy định chỉ ra rất rõ chế tài xử phạt cho các hành vi sản xuất ra tiền giả, cất giấu, vận chuyển, sử dụng, lưu thông, mua bán,… tiền giả.
Cụ thể luật hình sự quy định như sau:
- Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi nói tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả có nghĩa là một tội được ghép từ 4 tội lại với nhau. Tội làm tiền giả riêng, vận chuyển tiền giả riêng, tàng trữ tiền giả riêng và lưu hành tiền giả riêng. Mỗi tội sẽ có mức xử phạt khác nhau và khi vi phạm cả 4 tội thì hình thức xử phạt sẽ nặng hơn nhiều.
Đây là hành vi gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến nền kinh tế của Việt Nam. Nó tác động xấu đến sự phát triển của quốc gia và gây khó khăn trong việc quản lý tiền tệ của Nhà nước. Do đó, chế tài xử phạt cho những ai vi phạm tội này sẽ rất khiêm khắc.
Dấu hiệu pháp lý của người phạm tội
Khi xử phạt đối tượng vi phạm tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả còn phải nhìn vào dấu hiệu pháp lý của đối tượng đó.
Mặt khách quan
- Tội làm tiền giả thì dấu hiệu sẽ được thể hiện qua hành vi in, vẽ, phô tô,… để tờ tiền giống với tờ tiền thật. Từ đó khiến cho những người khác không phát hiện ra và chấp nhận sử dụng nó.
- Tội tàng trữ tiền giả thì dấu hiệu sẽ được thể hiện qua hành vi chất giữ đồng tiền giả này dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tội vận chuyển tiền giả thì dấu hiệu được thể hiện ở chỗ đối tượng đưa tờ tiền giả này từ nơi này qua nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào. Dù đi bộ, đi xe đạp, xe máy, tàu thuyền… cũng đều là hành vi vận chuyển.
- Tội lưu hành tiền giả thì dấu hiệu được thể hiện qua việc đối tượng sử dụng tờ tiền giả này đi mua bán, trao đổi dưới mọi hình thức, cho mọi mặt hàng.
Mặt khách thể
Đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể ở đây đó chính là các quy định của Nhà nước về vấn đề quản lý tiền tệ. Tiền chính là vấn đề của tội phạm này. Nó là vật ngang giá để trao đổi các dịch vụ cũng như hàng hóa.
Mặt chủ quan
Tội phạm có thể thực hiện hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả do ý chí chủ quan của cá nhân. Sự cố ý này được chia thành 2 loại đó là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Những người vi phạm tội này là người biết hành vi của mình là phạm pháp luật, gây hại cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Chủ thể
Đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì chủ thể là những người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người vi phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự cho mọi hành vi mà mình thực hiện.
Chế tài xử phạt tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Đối với hành vi tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả này thì người vi phạm có thể vừa bị xử phạt trách nhiệm hình sự vừa chịu mức phạt hành chính. Tùy vào từng mức độ vi phạm khác nhau mà khung hình phạt cũng sẽ khác nhau:
Hình phạt hành chính
Tùy vào từng đối tượng và hành vi phạm tội cụ thể sẽ bị hành chính ở mức cụ thể. Theo điều 207 Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung thì tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ chịu mức phạt hành chính từ 10 triệu – 100 triệu đồng. Ngoài ra đối tượng tượng còn có thể bị tịch thu 1 phần tài sản.
Trách nhiệm hình sự
Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà mức truy tố trách nhiệm hình sự cũng sẽ khác nhau. Đối với tội danh này sẽ được chia thành 4 trường hợp cụ thể đó là:
Trường hợp 1: Người chuẩn bị thực hiện hành vi này
Người chuẩn bị vi phạm có nghĩa là người này chưa trong quá trình thực hiện hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Tội phạm có thể đang trong quá trình chuẩn bị các yếu tố cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội này. Các yếu tố đó có thể là tìm kiếm, chuẩn bị máy móc, công cụ, phương tiện, tạo các điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội.
Khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội này là 1 – 3 năm tù hoặc cải tạo không giam giữ trong vòng 3 năm. Quy định đã được nêu rất rõ trong Bộ luật hình sự 2015.
Trường hợp 2: Người có hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Khác với người chuẩn bị, người có hành vi phạm tội này là người đã bắt tay vào thực hiện các hành vi phạm tội. Có nghĩa là người đã và đang làm tiền giả, đã và đang tàng trữ tiền giả, đã và đang vận chuyển tiền giả, đã và đang lưu thông tiền giả.
Chỉ cần đối tượng thực hiện các hành vi này chưa cần biết mức độ thiệt hại hay số lượng tiền giả là đã quy được vào trường hợp 2. Mức xử phạt của trường hợp 2 này là 3 – 7 năm tù. Chủ thể của tội phạm này đó là bất kỳ ai có năng lực hành vi đến độ tuổi thực hiện hành vi.
Trường hợp 3: Số tiền giả có trị giá tương đương với 5 triệu – 50 triệu đồng
Ở trường hợp này là đã xác định được mức độ vi phạm cụ thể của đối tượng. Nếu số lượng tiền giả được làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành có giá trị tương ứng từ 5 – 50 triệu đồng thì sẽ ngồi tù 5 – 12 năm. Việc tăng mức độ hình phạt cho thấy tác hại nghiêm trọng của tội này đến với nền kinh tế.
Trường hợp 4: Số tiền giả có trị giá tương đương trên 50 triệu đồng
Khác với trường hợp 3, nếu như số tiền giả được tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành có trị giá tương đương trên 50 triệu đồng thì mức xử phạt sẽ cao hơn rất nhiều. Theo Bộ luật hình sự 2015, trong trường hợp này đối tượng vi phạm có thể ngồi tù từ 10 – 20 năm hoặc chung thân.
Có thể thấy rằng đây chính là khung hình phạt nặng nhất cho hành vi phạm tội này. Số năm tùy cụ thể sẽ còn dựa vào nhiều yếu tố khác quyết định. Có những tình tiết giảm nhẹ và cũng có những tình tiết tăng nặng. Có một số tình tiết tăng nặng khiến cho thời gian ngồi tù cao như là phạm tội trên 2 lần, có tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức, chống đối cơ quan chức năng,…
Những người vô ý sử dụng tiền giả có phạm tội không?
Trên đây là chế tài xử phạt cho những người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong trường hợp cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Vậy những người chỉ vô tình sử dụng phải tiền giả thì có bị tính là vi phạm pháp luật hay không?
Tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2017 đã quy định rõ lỗi vô ý như sau:
- Người thực hiện hành vi thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vẫn cho rằng hậu quả đó có thể ngăn ngừa được hoặc là sẽ không xảy ra.
- Người thực hiện hành vi không thấy trước hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù người đó có thể thấy trước hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hại đó.
Như vậy những trường hợp trên đây sẽ được quy vào tội vô ý sử dụng tiền giả. Có thể thấy rằng dù có cố ý hay là vô ý thì sử dụng tiền giả đều có lỗi. Nếu như người thực hiện hành vi này có thể chứng minh được mình không hề có lỗi trong việc sử dụng tiền giả thì vẫn có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kết luận
Như vậy bài viết hôm nay của chúng tôi đã giải đáp rất đầy đủ các thông tin liên quan đến tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả. Tội này có quy định khung hình phạt rất rõ trong 4 trường hợp cụ thể. Nếu như bạn muốn biết kỹ hơn về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hoặc bất kỳ dịch vụ luật sư Hình sự nào đều có thể liên hệ đến Luật Đại Bàng. Công ty luật của chúng tôi là đơn vị uy tín lâu năm, sở hữu đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong ngành, sẵn sàng hỗ trợ thân chủ!
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch,” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.com
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam