Hướng Dẫn Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Đã Có Sổ

Giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều hình thức và mức độ phức tạp khác nhau. Chình vì vậy, bạn cần phải nắm rõ những quy định trong Luật đất đai để xử lý tranh chấp quyền sử dụng đất hiệu quả. Hãy cùng luatdaibang.com tìm hiểu về quy trình giải quyết qua một số nội dung trong bài bài viết dưới đây.

Những thông tin chi tiết về tranh chấp đất đã có sổ đỏ ?

“Tại khoản 24, Điều 3 Luật đất đai 2014 có quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng với hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Những tranh chấp xảy ra giữa người có quyền sử dụng đất, xác định được ai là người có quyền sử dụng thì mới được coi là tranh chấp đất đai.”

Những thông tin chi tiết về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ ?
Giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ diễn ra ngày càng phổ biến

Theo quy định, các thủ tục giải quyết tranh chấp đất là khác nhau bởi vậy việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất có sổ đỏ rất quan trọng. Một số tranh chấp không được coi là tranh chấp đất đai, bao gồm:

  • Tranh chấp trong các giao dịch mua, bán nhà ở, quyền sở hữu,sử dụng đất.
  • Tranh chấp trong di chúc thừa kế về quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp giữa vợ chồng sau ly hôn về quyền sử dụng đất.

Những hình thức tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Những hình thức tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay
Tranh chấp quyền sử dụng đất không quá xa lạ trong xã hội

Thực tế, vấn đề tranh chấp đất không quá xa lạ trong xã hội và có thể chia hình thức tranh chấp thành 3 loại cơ bản sau đây:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Trong dạng tranh chấp này xảy ra giữa các bên về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp một mảnh đất và thường tồn tại mâu thuẫn, tranh chấp về ranh giới đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền sau thừa kế hay ly hôn…
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng: Dạng tranh chấp này xảy ra trong hợp đồng chuyển nhượng hay bồi thường giải phóng mặt bằng khi phát sinh các giao dịch về quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng: So với 2 trường hợp trên hình thức tranh chấp này ít gặp hơn và thường liên quan đến xác định mục đích sử dụng đất của chủ thể là gì.

Đối với 3 hình thức tranh chấp đất đai vừa nêu trên cũng dễ có cơ sở giải quyết. Bởi Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng cho chủ thể trong quá trình phân bổ đất đai.

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ được giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ là biện pháp giúp các bên giải quyết những bất đồng, đồng thời bảo vệ quyền lợi về sử dụng đất cho chủ thể. Vậy, quy trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào.

Hoà giải

Nhà nước sẽ ưu tiên tự hoà giải với nhau khi các bên có tranh chấp về đất đai. Trường hợp tự hoà giải không thành thì các bên sẽ tiến hành làm thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải. Đây được xem là một trình tự bắt buộc của trong mọi vụ việc tranh chấp.

“Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không tự hòa giải mà phải có đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp.Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.”

Hoà giải
Nhà nước sẽ ưu tiên tự hoà giải với nhau

Theo quy định Hội đồng hòa giải gồm những thành phần sau:

  • Chủ tịch Hội đồng gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND; 
  • UBMTTQ xã, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố.
  • Trưởng thôn, ấp.
  • Đại diện hộ dân biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng thửa đất.
  • Cán bộ tư pháp, địa chính xã, phường, thị trấn.

Giải quyết tranh chấp 

Giai đoạn tranh chấp sẽ được diễn ra khi các bên đã được hòa giải tại UBND nhưng không thành. Sau đó, một trong hai bên sẽ gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp để được thủ lý và có phương án xử lý kịp thời.

Những thủ tục cần thiết giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có sổ đỏ 

Pháp luật quy định nhiều cách  thức giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Bao gồm:

Thẩm quyền giải quyết của UBND

Trước tiên, chủ thể cần phải chuẩn bị hồ sơ liên quan để gửi đơn yêu cầu UBND các cấp có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Các giấy tờ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu 
  • Biên bản hoà giải 
  • Trích lục bản đồ 
  • Sổ đỏ.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, cá nhân hoặc tổ chức nộp tại UBND cấp xã. Nếu chưa đầy đủ thông tin trong bộ hồ sơ thì đơn vị tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Thẩm quyền giải quyết của UBND
Chủ thể cần phải chuẩn bị hồ sơ liên quan

Cơ quan thẩm tra sẽ tiến hành xác minh là vụ việc và tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp. Đồng thời, hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND để phê duyệt và ban hành quyết định xử lý hoặc công nhận hòa giải, sau đó gửi cho bên tham gia tranh chấp. 

Đối với UBND cấp huyện thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ tối đa 45 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh là 60 ngày. Đặc biệt, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, thời gian thực hiện tăng thêm 10 ngày.

Khởi kiện tại toà án

Đối với những trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đã có sổ đỏ có tính tiết phức tạp, bạn cần làm đơn gửi đến TAND tỉnh. Đồng thời, bên đưa đơn phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan như: Đơn khởi kiện, biên bản hòa giải từ cấp xã, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….

Đặc biệt, bạn có thể nộp đơn khởi kiện qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi  trực tiếp tại tòa án. Sau đó TAND sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật thông qua các buổi hòa giải và mở phiên tòa để xét xử vụ án.

Một số câu hỏi thường gặp khi giải quyết tranh chấp đất đai         

Tranh chấp đất là một trong những vấn đề phức tạp và có thể kéo dài nếu hai bên không tự hòa giải được. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất trong quá trình thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ.

Khi có tranh chấp quyền sử dụng đất có thể khởi kiện lên cấp huyện không?

Theo quy định,đương sự sẽ được chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp, tranh chấp đất đã được hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì  khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo luật định.

Miễn án phí tranh chấp đất đai trong trường hợp nào?

Miễn án phí tranh chấp đất đai trong trường hợp nào?
Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những vấn đề phức tạp

Các trường hợp được miễn án phí tranh chấp đất gồm:

  • Hộ nghèo, cận nghèo
  • Trẻ em, người cao tuổi
  • Người khuyết tật
  • Người có công với cách mạng 
  • Đồng bào dân tộc thiểu số 
  • Thân nhân liệt sĩ

Vụ án tranh chấp đất đai được xét xử trong thời gian bao lâu?

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Thời gian chuẩn bị xét xử là 4 tháng, đối với vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng. 

Tại Luật Đại Bàng, chúng tôi có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật đất đai, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến sang tên, đổi chủ sổ đỏ. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin và hướng dẫn về các bước cần thiết, cũng như giải đáp mọi thắc mắc và lo ngại của bạn về quy trình này. Liên hệ ngay!

Tranh chấp đất đai luôn là một trong những đề tài nóng hiện nay. Các vụ án về tranh chấp đất tương đối phức tạp và có thời gian kéo dài gây tốn kém công sức, tiền bạc của người khởi kiện.Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc về các vấn đề trong tranh chấp các bạn có thể trao đổi trực tiếp với chuyên viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn của luatdaibang.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *