Tư Duy Pháp Lý Của Luật Sư: Khái Niệm, Đặc Điểm, Nội Dung

Tư duy pháp lý của luật sư được học hỏi, rèn luyện phục vụ quá trình hành nghề hiệu quả, phân tích và xử lý vụ việc hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể tư duy pháp lý là gì, các đặc điểm, vai trò, nội dung ra sao? Mọi người muốn trở thành luật sư giỏi và thành công cần có tư duy pháp lý thế nào? Hãy khám phá qua nội dung cùng Luật Đại Bàng dưới đây.

Khái niệm tư duy pháp lý của luật sư

Tư duy là danh từ chỉ hoạt động nhận thức của con người. Tư duy pháp lý của luật sư được hiểu là cách suy nghĩ của luật sư trước các vấn đề pháp lý. Người có tư duy có khả năng phân tích, xâu chuỗi các sự việc, lập luận logic nội dung với nhau. 

Tư duy pháp lý là suy nghĩ về vấn đề pháp lý
Tư duy pháp lý là suy nghĩ về vấn đề pháp lý

Từ đó, luật sư sẽ áp dụng những điều khoản tương ứng, bao quát được những vấn đề pháp lý đang gặp phải. Kết quả, luật sư gia tăng được tỉ lệ thắng kiến, thắng vụ án cho thân chủ của mình.

Vấn đề tư duy đều diễn ra vô cùng nhanh chóng ở trong đầu. Bản thân người luật sư không nói hay viết ra cho người ngoài nghe. Họ dựa vào suy nghĩ tư duy này để tìm ra cách giải quyết, kết quả sau cùng được trình bày chi tiết qua văn bản hoặc lời nói khi trực tiếp hỗ trợ, tư vấn, tố tụng cho thân chủ.

Tham khảo ngay: Các Dịch Vụ Tiêu Biểu Về Pháp Luật Của Công Ty Luật Đại Bàng

Vai trò của tư duy pháp lý đối với luật sư

Công việc luật sư bao gồm tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn, đưa ra ý kiến, tham gia tố tụng… để phục vụ khách hàng có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, khách hàng của luật sư đến từ đa dạng lĩnh vực trong cuộc sống: từ cá nhân đến tổ chức, từ gia đình đến doanh nghiệp, từ ngành nghề này đến ngành nghề khác. Do đó, người hành nghề luật sư cần có tư duy pháp lý vững vàng, tầm nhìn bao quát, đảm bảo giải quyết được nhu cầu pháp lý cho mọi khách hàng.

Mọi luật sư đều cần rèn luyện và trau dồi tư duy pháp lý
Mọi luật sư đều cần rèn luyện và trau dồi tư duy pháp lý

Bên cạnh đó, tư duy pháp lý có vai trò lớn để mọi thân chủ và luật sư có định hướng giải quyết các tranh chấp, vụ án theo đúng quy định pháp luật. Các trường hợp cần cung cấp thông tin liên quan đến pháp luật, các luật sư có tư duy tốt luôn hỗ trợ được người dân bảo vệ quyền lợi tốt nhất.

Đặc điểm của tư duy pháp lý của luật sư

Hiện nay, đặc điểm của tư duy pháp lý trong ngành luật sư được chia thành hai nhóm chính. Hai nhóm này được chia theo nhu cầu của các thân chủ khi cần sự hỗ trợ của luật sư.

Khi giải quyết các tranh chấp tại pháp đình

Đặc điểm đầu tiên của tư duy pháp lý khi hành nghề luật sư đó là sự nhạy bén, tư duy bao quát của luật sư khi tranh chấp tại pháp đình. Tức là luật sư tham gia bào chữa tại tòa hay cơ quan tài phán bất kỳ vì thân chủ bị triệu tập/ khởi tố hoặc làm ngược lại với người khác. Lúc này, bản thân người luật sư được thuê cần có được tư duy pháp lý vững vàng để bào chữa, bảo vệ theo nghĩa rộng cho thân chủ trước pháp luật.

Tư duy pháp lý khi xảy ra tranh chấp tại pháp đình
Tư duy pháp lý khi xảy ra tranh chấp tại pháp đình

Bảo vệ thân chủ trước sự việc sắp diễn ra

Ngược lại với đặc điểm thứ nhất thì tư duy pháp lý của người luật sư sẽ được áp dụng vào trường hợp thân chủ không muốn đưa tranh chấp đến pháp đình. Cụ thể còn gọi là tư vấn hay tranh chấp ngoại tư pháp. Mong muốn của khách hàng là được tư vấn, đưa ra ý kiến có liên quan đến vực việc mà họ sắp có ý định thực hiện. 

Tư duy pháp lý khi tư vấn, hỗ trợ khách hàng
Tư duy pháp lý khi tư vấn, hỗ trợ khách hàng

Mục đích là hạn chế tối đa các rắc rối liên quan đến pháp luật về sau. Lúc này, tư duy của luật sư được vận dụng để đánh giá sự việc, phân tích các điều luật pháp lý có liên quan để tư vấn chi tiết, rõ ràng nhất cho khách hàng.

Nội dung chi tiết về phương pháp tư duy pháp lý của luật sư

Hiện nay, luật sư mới hành nghề hay đã có nhiều năm kinh nghiệm thì đều biết đến phương pháp tư duy pháp lý có tên IRAC. Đây là từ viết tắt của 4 cụm từ: Issue (vấn đề), Relevant Law (quy định pháp luật liên quan), Application Facts (Vận dụng vào tình huống) và Conclusion (kết luận). Các trường đào tạo ngành luật hiện này cũng đưa phương pháp này vào giảng dạy để sinh viên sớm xây dựng tư duy làm nghề hiệu quả.

Issue (vấn đề)

Điều đầu tiên người luật sư phải làm là xác định được vấn đề pháp lý đang cần tranh luận, tư vấn là gì. Khách hàng khi đến với cơ quan luật pháp đều có rất nhiều câu chuyện khác nhau. 

Xác định chính xác các vấn đề mà thân chủ đang quan tâm
Xác định chính xác các vấn đề mà thân chủ đang quan tâm

Luật sư cần dùng tư duy để nắm bắt vấn đề chính, tóm lược các tình tiết quan trọng của câu chuyện. Đương nhiên, người mới sẽ không dễ xác tìm được ngày vấn đề pháp lý đang gặp phải mà cần lắng nghe, phân tích nhiều hơn từ câu hỏi của khách hàng.

Relevant Law (Quy định pháp luật liên quan)

Sau khi tìm được vấn đề mà khách hàng muốn được giải quyết, tư vấn thì luật sư sẽ tìm hiểu, đưa ra các quy định pháp luật có liên quan đến trường hợp này. Cụ thể, luật sư sẽ phải trả lời được 5 câu hỏi sau:

  • Trường hợp này, pháp luật giải quyết bằng luật nào? (Hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại…).
  • Thành phần quy định của luật gồm những gì? (Chương, Điều, Khoản, Luật…)
  • Có quy định ngoại lệ hay không? (Điều khoản mở, điều khoản dẫn chiếu tới luật hay bộ luật khác).
  • Vụ việc này có áp dụng tập quán không? (Tuỳ vào từng quy định, từng địa phương).
  • Vấn đề pháp lý có phản biện khác không?

Application Facts (Vận dụng vào tình huống)

Phần này cực kỳ quan trọng để áp dụng tư duy pháp lý vào giải quyết vấn đề thực tế. Để có được những phân tích rõ ràng, thuyết phục thì luật sư cần kết nối vấn đề, sự kiện pháp lý với các quy định của pháp luật một cách logic và hiệu quả. 

Tư duy pháp lý giúp luật sư vận dụng pháp luật vào thực tế hiệu quả
Tư duy pháp lý giúp luật sư vận dụng pháp luật vào thực tế hiệu quả

Cụ thể khi giải quyết các trường hợp, luật sư cần đảm bảo: 

  • Đưa ra các bằng chứng và giải thích được vấn đề mà thân chủ muốn hướng đến.
  • Đưa ra các phản biện đối với những kết luận khác.

Conclusion (Kết luận)

Cuối cùng của tư duy pháp lý chính là trình bày được kết luận cho từng vấn đề cụ thể hoặc kết luận tổng thể cho khách hàng. Điều mọi người cần lưu ý khi thực hiện bước này là kết luận của luật sư sẽ không có đúng hoặc sai mà sẽ chỉ bao gồm phân tích, tư duy dựa vào sự việc thực tế và quy định của pháp luật. Khách hàng sau khi lắng nghe các phân tích sẽ nắm rõ được tình hình thực tế sự việc, lựa chọn được hướng giải quyết thích hợp nhất để đảm bảo quyền lợi của mình và tuân thủ pháp luật.

Lời kết

Tư duy pháp lý của luật sư hiện nay đang ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu tư vấn, hỗ trợ luật pháp ngày càng lớn của người dân. Hiện nay, Luật Đại Bàng có đội ngũ luật sư lâu năm kinh nghiệm, tư duy pháp lý vững vàng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng ở đa dạng các lĩnh vực trong đời sống. Mọi người quan tâm và mong muốn tìm kiếm địa chỉ tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý, luật pháp hãy liên hệ ngay về Luật Đại Bàng để được các luật sư đồng hành tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *