Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ tổng hợp các quy định có liên quan từ nhiều tài liệu khác nhau. Mỗi văn bản đề cập đến một vấn đề riêng mà luatdaibang.com sẽ tổng hợp và giới thiệu ở dưới đây.
Văn bản hợp nhất về luật sở hữu trí tuệ là gì?
Văn bản hợp nhất về luật sở hữu trí tuệ là một tài liệu được tạo ra để tổng hợp các quy định pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích là đồng nhất các nguyên tắc, quy định pháp lý liên quan đến bản quyền, nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp, tài sản trí tuệ,…
Những văn bản này thường bao gồm các quy định về bảo quyền lợi của người sở hữu, quyền và nghĩa vụ của bên thứ 3 trong việc sử dụng và bảo vệ trí tuệ. Trong đó cũng đề cập đến các biện pháp thực thi và giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Các văn bản này chỉ được ban hành khi có luật cần điều chỉnh. Tùy theo nội dung, quy định mà văn bản sẽ so các bạn ngành khác nhau đưa ra như Quốc Hội, Bộ Tài Chính, Bộ Văn Hóa,…Theo quy định của nhà nước thì văn bản này sẽ hình thành sau khi hợp nhất tài liệu sửa đổi bổ sung với các tài liệu được sửa đổi, bổ sung.
Những thông tin cơ bản cần biết về văn bản hợp nhất
Văn bản hợp nhất của luật sở hữu trí tuệ được ban hành và thông báo phải tuân theo các quy định sau:
Nguyên tắc hợp nhất
Nguyên tắc hợp nhất các văn bản như sau:
- Chỉ hợp nhất những văn bản do cùng một cơ bản nhà nước ban hành.
- Khi hợp nhất không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất.
- Tuân thủ trình tự và kỹ thuật khi hợp nhất văn bản.
Quy định đăng trên Công báo và trang thông tin
Khi ban hành văn bản hợp nhất, các cơ quan cần đăng trên Công báo và trang thông tin điện tử theo quy định:
- Văn bản phải được đăng trên các trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan nhà nước.
- Văn bản hợp nhất phải được đăng trên cùng một số thông Cáo với văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Các văn bản hợp nhất khi đăng lên sẽ được sử dụng miễn phí.
Thể thức, kỹ thuật trình bày của văn bản hợp nhất
Văn bản hợp nhất sẽ phải được trình bày theo quy định sau:
- Tên văn của bản hợp nhất được đặt theo tên của văn bản được sửa đổi bổ sung.
- Tên của các văn bản dùng vào hợp nhất phải được liệt kê ngay sau tên văn bản hợp nhất. Các văn bản này phải được ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc tên cơ quan ban hành và ngày có hiệu lực.
- Kỹ thuật trình bày phải được thực hiện theo Pháp lệnh 2012 và các quy định khác có liên quan.
- Thể thức văn bản phải có đầy đủ các phần từ quốc hiệu, tiêu ngữ đến điều, khoản, điểm theo quy định.
Trách nhiệm của các cơ quan trong hợp nhất văn bản
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc hợp nhất văn bản bao gồm:
Cơ quan thực hiện hợp nhất:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hợp nhất.
- Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hợp nhất.
- Đảm bảo tính chính xác về nội dung và kỹ thuật khi thực hiện hợp nhất.
- Xử lý các sai sót có thể xảy ra trong văn bản hợp nhất.
Bộ Tư Pháp:
- Hướng dẫn kỹ thuật và bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ thực hiện hợp nhất văn bản.
- Theo dõi, đôn đốc quá trình hợp nhất.
- Kiến nghị để cơ quan hợp nhất xử lý sai sót.
Tổng hợp 17 văn bản hợp nhất về luật sở hữu trí tuệ
Dưới đây là danh sách 17 văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ được các cơ quan nhà nước, chính phủ ban hành từ năm 2013 – 2023.
Văn bản hợp nhất từ giai đoạn 2020 – 2023
Văn bản 5244/VBHN-BVHTTDL: Đây là văn bản do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2023. Văn bản này hợp nhất hợp nhất Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với quyền tác giả và các quyền liên quan.
Văn bản 11/VBHN-VPQH: Đây là văn bản do Văn phòng Quốc hội ban hành năm 2022 để hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ.
Văn bản 380/VBHN-BVHTTDL: Đây là văn bản do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2022. Mục đích để hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả với các quyền liên quan.
Văn bản 01/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 2022. Nội dung hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Văn bản 2112/VBHN-BVHTTDL: Do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2021. Nội dung hợp nhất Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả với các quyền liên quan.
Văn bản 29/VBHN-BTC: Do Bộ Tài chính ban hành năm 2020. Nội dung của văn bản hợp nhất Thông tư quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Văn bản hợp nhất từ giai đoạn 2014 – 2019
Văn bản 07/VBHN-VPQH: Do Văn phòng Quốc Hội ban hành năm 2019 để hợp nhất luật sở hữu trí tuệ.
Văn bản 04/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2019. Nội dung hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Văn bản 07/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2017. Nội dung hợp nhất “Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp”.
Văn bản 1432/VBHN-BVHTTDL: Do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2017. Nội dung hợp nhất Nghị định về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.
Văn bản 2640/VBHN-BVHTTDL: Do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2016. Nội dung hợp nhất Thông tư về việc hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả và quyền liên quan.
Văn bản 04/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2014. Nội dung hợp nhất “Thông tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp”.
Văn bản hợp nhất từ giai đoạn 2013 – 2014
Văn bản 05/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2014. Nội dung hợp nhất “Thông tư hướng dẫn việc cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp”.
Văn bản 02/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2014. Nội dung hợp nhất Nghị định về việc thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến sở hữu công nghiệp.
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN: Do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2014. Nội dung hợp nhất “Nghị định về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ”.
Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH: Do Văn phòng Quốc hội ban hành năm 2013 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ.
Văn bản hợp nhất 3198/VBHN-BVHTTDL: Do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2013. Nội dung hợp nhất “Nghị định về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan”.
Luật Đại Bàng tự hào cung cấp dịch vụ Đăng Ký Bản Quyền Thương Hiệu uy tín và chuyên nghiệp. Chúng tôi hiểu việc bảo vệ thương hiệu là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và quy trình làm việc minh bạch, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, đảm bảo quyền lợi pháp lý cho thương hiệu của bạn. Liên hệ ngay với Luật Đại Bàng để được tư vấn chi tiết và khởi đầu hành trình bảo vệ thương hiệu của bạn ngay hôm nay!
Lời kết
Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ dù không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn có hiệu lực và yêu cầu tất cả người dân phải tuân theo. Vấn đề này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau khiến nhiều người gặp khó khăn khi tìm hiểu. Bạn có thể liên hệ với luatdaibang.com để được hướng dẫn cụ thể hơn về từng trường hợp.