Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Và Những Điều Cần Nắm Chắc

Luật kinh doanh bảo hiểm tổng hợp các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia bảo hiểm. Các quy định này đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, duy trì và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đời sống nhân dân ổn định hơn. Cũng như để tăng cường quản lý nhà nước với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về luật này, xem ngay bài viết sau bạn nhé.  

Phạm vi điều chỉnh kinh doanh bảo hiểm

Hiện Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất đang được áp dụng là Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023.  

  • Luật quy định việc tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm; quản lý của nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 
  • Luật không áp dụng với bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi và những loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính chất kinh doanh. 
Luật kinh doanh về bảo hiểm đang được áp dụng ra sao?
Luật kinh doanh bảo hiểm đang được áp dụng ra sao?

Xem thêm: Luật Bảo Hiểm Xã Hội – Tổng Hợp Quy Định Mới Cần Nắm Rõ

Đối tượng áp dụng luật kinh doanh về bảo hiểm

  • Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam). 
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. 
  • Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài. Tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam (văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam).
  • Cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng cùng người được bảo hiểm.  
  • Cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh bảo hiểm.  

Những loại hình bảo hiểm chính

Các loại hình bảo hiểm gồm có: Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe. Chính phủ quy định chi tiết về nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm quy định trên. 

Bảo hiểm bắt buộc là gì, gồm những loại nào?

  1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm có mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường, an toàn xã hội.
  2. Bảo hiểm bắt buộc gồm:
    • Bảo hiểm cháy nổ 
    • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới 
    • Bảo hiểm trong đầu tư xây dựng
    • Bảo hiểm quy định tại luật khác đáp ứng quy định khoản 1 Điều này. 
  3. Cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc. Có thể chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc ở doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai. 
  4. Doanh nghiệp bảo hiểm cùng chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc, sẽ không được phép từ chối bán khi cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo đúng quy định pháp luật. 
  5. Chính phủ quy định chi tiết về các điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu, mức phí bảo hiểm với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 của Điều này. 
Có những loại bảo hiểm bắt buộc gì? 
Có những loại bảo hiểm bắt buộc gì trong luật kinh doanh bảo hiểm?

Nguyên tắc về cung cấp, sử dụng dịch vụ bảo hiểm

Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam có nhu cầu mua bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Trừ các trường hợp dùng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

Chính phủ quy định chi tiết về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới, phụ trợ bảo hiểm qua biên giới thích hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, môi giới bảo hiểm sẽ thiết lập, duy trì, vận hành hệ thống công nghệ thông tin một cách phù hợp với quy mô hoạt động, đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau: 

  • Có hệ thống máy chủ, phần mềm và các giải pháp kỹ thuật để update, xử lý, thống kê, lưu trữ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, yêu cầu an ninh mạng và an toàn thông tin mạng. 
  • Có hệ thống công nghệ thông tin thuận lợi cho việc kiểm soát, điều hành rủi ro của doanh nghiệp cũng như công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. 
  • Có giải pháp về công nghệ thông tin nhằm dự phòng thảm họa và bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh. 

Tìm hiểu chính sách phát triển luật kinh doanh bảo hiểm

  • Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích để doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam nghiên cứu, phát triển dịch vụ, sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kinh doanh bảo hiểm. 
  • Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam đầu tư trở lại nền kinh tế, tái đầu tư và xây dựng thị trường bảo hiểm. 
  • Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm vi mô và sản phẩm bảo hiểm vì mục đích an sinh, xã hội.  
Luật kinh doanh bảo hiểm nghiêm cấm một số hoạt động   
Luật kinh doanh bảo hiểm nghiêm cấm một số hoạt động

Xem thêm: Luật Bảo Hiểm Y Tế: Tổng Hợp Các Văn Bản Hướng Dẫn Năm 2024

Nghiêm cấm hành vi trong kinh doanh bảo hiểm

  • Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động. 
  • Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
  • Hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.  
  • Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái với pháp luật. 
  • Giả mạo về tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. 
  • Giả mạo tài liệu, cố tình làm sai lệch thông tin nhằm từ chối trả tiền bảo hiểm, bồi thường khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. 
  • Tự gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm. 
  • Cưỡng ép, đe dọa việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.  

Nếu bạn đang tìm kiếm hỗ trợ và tư vấn về Luật Bảo hiểm, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Đại Bàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện, giúp bạn hiểu rõ các quy định và thủ tục liên quan đến bảo hiểm. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn trong mọi tình huống pháp lý về bảo hiểm. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ kịp thời!

Kết luận

Trang website https://luatdaibang.com đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin hữu ích về luật kinh doanh bảo hiểm. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề luật, pháp lý khác các bạn hãy liên hệ chúng tôi qua SĐT… nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *